Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Lập DN chỉ 3 ngày, giải thể mất ít nhất 3 tháng
Mạnh Bôn - 11/04/2014 09:02
 
Trình bày việc phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, sau 9 năm thực thi Luật Doanh nghiệp đã thấy nổi lên ít nhất 4 nhóm hạn chế như một số điều khoản chưa rõ ràng và cụ thể, thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với yêu cầu và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế...
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thành lập doanh nghiệp trước 28/2/2014 mới được khấu trừ thuế
Luật Doanh nghiệp loại bỏ rào cản môi trường kinh doanh
Áp dụng một thủ tục thành lập doanh nghiệp

“Những khiếm khuyết này là một trong những nguyên nhân làm cho gia nhập thị trường, khởi sự kinh doanh và rút khỏi thị trường ở nước ta trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết, hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013”, ông Dũng nhấn mạnh.

  Lập DN chỉ 3 ngày, giải thể mất ít nhất 3 tháng  
  Để thành lập được DN cần phải hoàn thành 11 thủ tục, xử lý mất 3-4 ngày, nhưng để giải thể DN thì cần ít nhất vài tháng  

Theo ông Dũng, những hạn chế trong Luật Doanh nghiệp hiện hành đã làm cho việc quản trị doanh nghiệp nói chung, nhất là công ty cổ phần trở nên kém năng động, tăng thêm chi phí tuân thủ và làm chậm quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

“Thực tế nói trên cũng là một trong các nguyên nhân làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta luôn bị đánh giá ở mức không cao trong các bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi nhằm khắc phục các khiếm khuyết trong nội dung các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp đã trở nên hết sức bức thiết”, ông Dũng phát biểu.

Mổ xẻ kỹ hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, ông Nguyễn Văn Giàu, cho rằng, Luật Doanh có tới 9 nhóm hạn chế.

“Để thành lập được doanh nghiệp cần phải hoàn thành 11 thủ tục và để xử lý 11 thủ tục này nhanh nhất cũng phải mất 3-4 ngày. Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới xếp thủ tục thành lập doanh nghiệp của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 109/189 nền kinh tế, mặc chúng ta đã thực hiện cải cách hành chính cả chục năm rồi”, ông Giàu dẫn chứng.

“Trong khi đó, việc bảo vệ cổ đông, Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Việt Nam ở vị trí thứ 160 trong số 189 quốc gia. Ngoài ra, hàng loạt hạn chế khác đã nổi lên sau gần 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005 như thủ tục giải thể, công khai minh bạch; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp xã hội...”, ông Giàu phát biểu.

Để khắc phục những hạn chế của Luật Doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Chí Dũng, sửa đổi lần này hướng đến 5 mục tiêu cụ thể, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp, đối xử bình đẳng về thủ tục giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

“Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư rút khỏi lui khỏi thị trường”, ông Dũng cho biết.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Bình Dương, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Văn Quý chia sẻ. “Để thành lập doanh nghiệp chỉ mất khoảng 3 ngày với chi phí khoảng 3 triệu đồng, nhưng để giải thể thì ít nhất cũng phải mất 30 triệu và tối thiểu 3 tháng”, ông Quý dẫn chứng về những khó khăn khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường và hy vọng, Luật Doanh nghiệp sửa đổi không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động mà cũng còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

“Rất nhiều doanh nghiệp, sau một thời gian hoạt động, ban lãnh đạo, các thành viên ban quản trị mâu thuẫn, không cùng quan điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên họ muốn giải thể, vì vậy Luật Doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải thể để những người thanh lập doanh nghiệp cũ có cơ hội thành lập doanh nghiệp khác để hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Quý phát biểu.

* Chuyên mục Góp ý Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn được thực hiện từ nay đến tháng 10/2014.

* Tòa soạn mong nhận được góp ý, đề xuất, kiến nghị của quý độc giả, các chuyên gia kinh tế, luật sư, doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp về các nội dung của Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Nội dung góp ý sẽ được tổng hợp, chuyển tới Ban Soạn thảo.

* Nội dung góp ý vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].

* Ban Biên tập Báo Đầu tư điện tử trân trọng mọi đóng góp, chia sẻ của quý độc giả.

Để làm kinh doanh hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm Để làm kinh doanh hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm

(Baodautu.vn) Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, mục tiêu của các nội dung sửa đổi của Luật Doanh nghiệp là để doanh nghiệp (DN) trở thành công cụ kinh doanh an toàn, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, cũng như DN.

Cuộc đối đầu giữa Cuộc đối đầu giữa "Luật không cấm" và "Luật cho phép"

Thực tiễn thành lập và ĐKKD đã xảy ra nhiều chuyện thú vị vì sự “đối đầu” của hai nguyên tắc “luật không cấm” và “luật cho phép”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư