-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Bankland “vẽ” ra các dự án “ma” để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. |
Lừa bằng việc hứa trả lãi cao
Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đang thụ lý vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Bankland (Tập đoàn Bankland).
Đây là vụ án có tính chất phức tạp, liên quan tới hàng ngàn bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố, do đó, Viện Kiểm sát đã 2 lần trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ về việc huy động vốn từ các bị hại và số tiền các cá nhân này đã nộp, đã nhận và yêu cầu bồi thường.
Tại lần trả hồ sơ hồi tháng 7/2024, cơ quan điều tra được yêu cầu làm rõ nội dung liên quan tới lời khai của những bị hại về số tiền đầu tư vào Tập đoàn Bankland; làm rõ số tiền họ đã được nhận và yêu cầu, đề nghị bồi thường dân sự để có căn cứ giải quyết triệt để vụ án.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội tiếp tục có công văn gửi tới 106 đơn vị công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc công an các tỉnh, thành phố để đôn đốc các đơn vị ủy thác thực hiện.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an xác định, Vũ Đức Tĩnh (sinh năm 1981, trú tại TP.HCM) với vai trò là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Bankland, song trên thực tế, bị can này có vai trò chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động.
Tập đoàn Bankland do Tĩnh chỉ đạo Nguyễn Thị Như và Quản Văn Dương đứng ra thành lập, thỏa thuận để Dương giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị; còn Như giữ chức Tổng giám đốc; trong đó Tĩnh được hưởng 10% lợi nhuận.
Sau khi thành lập, Tĩnh chỉ đạo Như và Dương tổ chức các hội nghị, hội thảo, đưa ra thông tin không đúng sự thật về các dự án để kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn hợp tác đầu tư, mua cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường.
Nhóm trên đưa ra thông tin về việc công ty sở hữu nhiều dự án bất động sản ở vị trí đắc địa, kêu gọi đầu tư trả lãi cao nhằm lôi kéo nhà đầu tư (lãi suất 3-5,1%/tháng). Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ những khu đất nông nghiệp, chưa được cấp phép đầu tư dự án.
Không những thế, để huy động được nhiều người tham gia nộp tiền, các nhà đầu tư còn được công ty hứa hẹn đối ứng cho sang tên 1 “sổ đỏ” giá trị bằng 45% mức đầu tư; hoặc các chương trình ưu đãi thi đua, khuyến mại, kích cầu với các quà tặng giá trị như vàng, ô tô, xe máy SH, điện thoại...
Bằng thủ đoạn trên, Tập đoàn Bankland đã “vẽ” ra dự án tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội), sau đó rầm rộ tổ chức lễ mở bán, ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, góp vốn với 4.736 nhà đầu tư, thu về tổng số tiền hơn 480 tỷ đồng.
Qua xác minh, các thửa đất do công ty này nắm giữ đều là đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa được cấp phép thực hiện dự án. Vì thế, không có nhà đầu tư nào nhận được đất như cam kết.
Trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ 6.701 hợp đồng hợp tác đầu tư giữa các nhà đầu tư ký kết với Tập đoàn Bankland.
Huy động vốn bằng hình thức đa cấp
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định, Tập đoàn Bankland không có hoạt động kinh doanh trên thực tế, mà chỉ tạo vỏ bọc để huy động vốn nhằm chiếm đoạt. Từ khi thành lập, doanh nghiệp này chỉ đóng 3 triệu đồng tiền thuế môn bài, không khai báo, phát sinh các loại thuế khác.
Doanh nghiệp này có dấu hiệu thực hiện huy động vốn theo hình thức đa cấp. Theo đó, để mời gọi được nhiều nhà đầu tư, Tập đoàn Bankland đã “bổ nhiệm miệng” 20 Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và gần 50 Phó tổng giám đốc, với mục đích để nhà đầu tư tin tưởng, tham gia nộp tiền.
Các đối tượng nhà đầu tư được nhắm đến trước hết chính là người thân trong gia đình, bạn bè và các mối quan hệ quen biết.
Khai báo tại cơ quan điều tra, các cá nhân này cho biết, chỉ được mời tham gia hợp tác làm việc với công ty; các nội dung trình bày tại hội nghị, hội thảo hoặc các nội dung tư vấn cho nhà đầu tư đều do Bankland soạn sẵn để thực hiện.
Thêm vào đó, họ đều là người làm công ăn lương, nên thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty, tin tưởng vào sự giới thiệu, không biết công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại nên bản thân cũng đầu tư tiền để hợp tác.
Trong các nội dung yêu cầu điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ vai trò của các đối tượng này, bởi theo lời khai của Vũ Đức Tĩnh và Nguyễn Thị Như, một số người có vai trò chính trong các hoạt động quảng bá, huy động tiền từ các nhà đầu tư cho công ty gồm Ngô Bá Dũng, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Quyền, Đỗ Văn Cư, Vũ Hồng Quân.
Tuy nhiên, những người này khai thực hiện theo chỉ đạo, điều hành của Tĩnh và Như, nên đã tuyên truyền, giới thiệu các nội dung không đúng sự thật, khiến nhà đầu tư tin tưởng nộp tiền.
Các cá nhân này cho rằng, không biết việc công ty có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên mới vào làm việc. Ngoài ra, bản thân cũng trực tiếp tham gia hoặc giới thiệu người thân, bạn bè đầu tư để hưởng lợi nhuận.
Do đó, cơ quan điều tra bảo lưu quan điểm không xử lý trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân này.
Phát hành cổ phiếu “chui”
Liên quan tới vụ án này, cơ quan điều tra cũng xác định, để huy động được nhiều tiền từ các nhà đầu tư, Vũ Đức Tĩnh và các bị can còn tự lập ra “cổ phiếu điện tử BLI”, rồi đưa lên sàn giao dịch nội bộ để các nhà đầu tư mua bán, giao dịch bằng tiền thật.
Đây thực chất là một dạng tiền ảo, được các bị can đưa ra nhằm đánh lừa các nhà đầu tư, hoàn toàn không có giá trị thanh khoản trên thị trường.
Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, Tĩnh đã chỉ đạo Quản Văn Dương ký ban hành thông báo thành lập sàn giao dịch cổ phiếu điện tử Banklandexchange, phát hành 10.000 tỷ cổ phiếu có tên BLI, đồng thời tự định giá khởi điểm là 0,0001 USD/cổ phiếu.
Không những thế, nhóm này còn tạo ra 10 gói trái phiếu từ 100 USD đến 10 triệu USD, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư tham gia hoạt động giao dịch mua bán loại cổ phiếu, trái phiếu này; mua bán với nhau, hoặc sử dụng để đăng ký mua bất động sản của chính công ty.
Với phương thức, thủ đoạn trên, các bị can đã huy động được hàng trăm nhà đầu tư mua cổ phiếu BLI, với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng.
Căn cứ vào tài liệu tại Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cơ quan điều tra xác định, Tập đoàn Bankland chưa đăng ký công ty đại chúng, không đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán.
Vì tài liệu điều tra chưa xác định được tổng số bị hại liên quan tới hành vi trên bị chiếm đoạt bao nhiêu tiền, do đó quyết định tách vụ án liên quan đến các hành vi này để điều tra, xử lý theo quy định.
Chưa làm rõ được nhiều bất động sản liên quan
Tại cơ quan điều tra, Vũ Đức Tĩnh khai đã sử dụng số tiền huy động của các nhà đầu tư để mua bất động sản ở nhiều nơi, trong đó có nhiều biệt thự, shophouse, căn hộ cao cấp tại Hạ Long (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) đứng tên Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Văn Minh.
Tại Phú Quốc, theo chủ đầu tư dự án Hillside, có 3 hợp đồng mua bán đứng tên Nguyễn Thị Thanh Vân đang triển khai xây dựng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Chủ đầu tư này chưa cung cấp các tài liệu liên quan tới việc đóng tiền để thực hiện hợp đồng mua bán, nên Cơ quan điều tra chưa xác định được Vân đã đóng bao nhiêu tiền đặt cọc, thanh toán.
Cùng với đó, Cơ quan điều tra cũng yêu cầu chủ đầu tư cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan tới việc nộp tiền mua bán bất động sản của nhóm bị can trên tại dự án Hillside, The Santo Port và The Sailing Bay; đồng thời đề nghị phối hợp để xử lý đối với các tài sản trên, ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng, mua bán... song chủ đầu tư chưa cung cấp tài liệu.
Tại Quảng Ninh, có 2 bất động sản do Ngô Minh Tuấn đứng tên, đã thanh toán hơn 10 tỷ đồng, song sau đó hai bên thỏa thuận, thống nhất thanh lý hợp đồng, trong đó chủ đầu tư phải trả lại hơn 11,6 tỷ đồng cho ông Tuấn. Cơ quan điều tra đã yêu cầu chủ đầu tư chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản tạm giữ, nhưng doanh nghiệp này chưa thực hiện theo yêu cầu.
-
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up