
-
Sẵn sàng cho Đại lễ 30/4: MobiFone đảm bảo phục vụ hàng triệu khách hàng
-
Hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin về "concert quốc gia"
-
CMC nhắm đích 250 triệu USD tại thị trường Nhật Bản
-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G
-
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân -
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người
Giá cước kết nối là 1.100 đồng/ phút
Tháng 12/2014, 11 doanh nghiệp đã tham gia đấu giá 30% lưu lượng quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về), trong đó có rất nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực này. Theo đó, các doanh nghiệp có hạ tầng là Viettel, VNPT và MobiFone sẽ phải bán đấu giá 30% tổng sản lượng VoIP quốc tế chiều về cho các doanh nghiệp nhỏ. Mức giá mà Bộ Thông tin và Truyền thông quy định để đấu giá là 850 đồng/phút, áp dụng một mức giá sàn cho các gói sản lượng khác nhau.
![]() |
Quy định về giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế sẽ khiến thị trường viễn thông hoạt động ổn định. Ảnh: Đ.T |
Nhưng theo Thông tư số 13/2016/TT-BTTTT mà Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành (sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2016), quy định một số nội dung liên quan đến giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, trả cho mạng viễn thông cố định mặt đất (mạng cố định) hoặc trả cho mạng viễn thông di động mặt đất (mạng di động), các cuộc gọi điện thoại quốc tế chiều về kết cuối vào thuê bao của mạng cố định hoặc vào thuê bao của mạng di động, thì doanh nghiệp chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về trả cho mạng cố định hoặc mạng di động có thuê bao kết cuối cuộc gọi, giá cước kết nối là 1.100 đồng/ phút. Giá cước kết nối này không chịu thuế giá trị gia tăng. Mức giá cước kết nối trên đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước.
Cục Viễn thông có trách nhiệm công bố giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về.
Phối hợp chống kinh doanh “lậu” cước điện thoại
Hiện nay, mức sàn cước kết nối điện thoại quốc tế chiều về là 6 - 6,1 UScents/phút (khoảng 1.380 đồng). Viettel, VNPT là 2 doanh nghiệp đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng và chiếm 80% thị phần gọi điện thoại quốc tế. Dù thuê bao của 2 doanh nghiệp này phát triển, nhưng chỉ được hưởng khoảng 500 - 550 đồng/phút, cao nhất là 1.050 đồng/phút, số tiền còn lại các doanh nghiệp mở kênh kết nối được hưởng.
Có một thực tế, hiện các cuộc gọi về thì khách hàng ở nước ngoài vẫn phải trả cước từ 50 UScents đến 1 USD/phút, nhưng nhà mạng nước ngoài chỉ trả cho doanh nghiệp Việt Nam 6-6,1 UScents/phút. Dù ở mức thấp như vậy, nhưng khi cho phép các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường này, có thời điểm giá cước điện thoại quốc tế chiều về giảm xuống mức kỷ lục chỉ còn 2,6 UScents/phút, khiến các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại lớn.
Quy định tại Thông tư 13/2016/TT-BTTTT cho phép các doanh nghiệp có quyền tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để thỏa thuận về sản lượng quốc tế chiều về Việt Nam từ đối tác. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài phải có quy định ràng buộc về kinh tế để đảm bảo đối tác nước ngoài thực hiện đúng sản lượng đã cam kết.
Trên cơ sở thỏa thuận sản lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đã đăng ký được với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có quyền ký thỏa thuận với doanh nghiệp có thuê bao để mở kênh theo sản lượng tháng và kế hoạch năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, quy định của Thông tư 13/2016/TT-BTTTT sẽ giúp ổn định phân khúc viễn thông quốc tế chiều đến, chiều đi, giảm tình trạng bán phá giá. Mặt khác, Thông tư 13/2016/TT-BTTTT cũng yêu cầu, doanh nghiệp có thuê bao không được có hành vi hạn chế việc chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về, đồng thời phải có biện pháp ràng buộc trách nhiệm thanh toán cước kết nối, sản lượng cam kết. Công tác phòng, chống kinh doanh trái phép của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về cũng được chú trọng, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao và không có thuê bao.
Thông tư này cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có nghĩa vụ tham gia ký và thực hiện nghiêm túc “Thỏa thuận phối hợp chống gian lận cước quốc tế”. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp khác và với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phòng, chống kinh doanh trái phép dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về.
Theo ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I), vấn đề điện thoại quốc tế chiều về vẫn tiếp tục “nóng” trong nhiều năm qua, với sản lượng liên tục giảm. Nguyên nhân một phần là do sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ OTT như Skype, Facetime, Viber… và hoạt động kinh doanh lậu điện thoại quốc tế chiều về vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục hàng ngày.

-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G -
Apple cảnh báo người dùng iPhone tránh xa ứng dụng này -
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân -
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người -
Yêu cầu doanh nghiệp không để nghẽn mạng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước -
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn”
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025