-
Trải nghiệm phở do robot nấu tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 -
Hoiana được vinh danh là Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới -
Tới Mũi Cà Mau - ngắm nơi đất biết sinh sôi -
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định
Ngày 20/2 (tức 01/02 Âm lịch), Lễ thượng Cờ khai hội Đảo Dấu 2023 đã được diễn ra. Lễ dâng hương trước tiên được diễn ra tại Đền Nghè - ngôi đền hàng tổng của vùng đất Cửu Long tranh châu. Ngôi đền cổ kính tọa lạc trên mảnh đất thiêng dưới chân núi Tháp Tường Long, thuộc phường Vạn Hương.
Lễ thượng Cờ khai hội Đảo Dấu 2023 |
Nơi đây thờ Thiên thần duệ hiệu “Điểm Tước Chi Thần”. Ngài được tôn vinh là vị thần tối cao (chủ thần), đồng thời là Thành hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn, đã “đã che chở cho Nhân dân yên ổn làm ăn, mỗi lúc một phát đạt, làng xóm ngày càng đông vui”.
Đền Nghè còn thờ “Lục Vị Tiên Công” - tương truyền, là sáu vị đứng đầu sáu dòng họ đầu tiên, có công “khai sơn phá thạch” vùng đất Đồ Sơn, được Nhân dân đời đời ghi nhớ.
Lãnh đạo quận Đồ Sơn thực hiện nghi thức dâng hương |
Sau lễ dâng hương tại Đền Nghè, nhân dân và du khách di chuyển đến Bến tàu Nam (nằm trong Khu du lịch Quốc tế Hòn Dáu), xuống thuyền để lên Đảo Hòn Dấu - nơi có ngôi đền uy linh, nơi hội tụ văn hóa tâm linh của người dân vùng biển, thờ Thần “Nam Hải Thần Vương” nổi tiếng linh thiêng tự bao đời. Tương truyền, ngôi đền đã hai lần được vua Lê và vua Tự Đức ghé thăm trong những chuyến kinh lý vùng biển Đông Bắc.
Khu lăng mộ Nam Hải Thần Vương tại Đảo Dấu |
Lễ hội đảo Dấu 2023 chính thức diễn ra từ 20/2 – 28/2 (tức ngày 01 – 09/2 Âm lịch). Lễ hội gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người dân miền biển Đồ Sơn. Lễ hội gồm phần lễ và hội, với phần lễ đặc trưng là tục rước đèn về đêm và tế lễ, thả thuyền giấy.
Điểm mới trong lễ hội Đảo Dấu năm nay diễn ra chương trình liên hoan diễn xướng hát văn và hát chầu văn Đồ Sơn mở rộng 2023, sẽ khai mạc vào 18h00’ ngày 27/02 (tức ngày mùng 08/2 Âm lịch). Đây là lần đầu tiên quận Đồ Sơn tổ chức chương trình nhằm sân khấu hóa loại hình nghệ thuật diễn xướng hát văn và hát chầu văn. Qua đó, hoạt động này mang lại cái nhìn đúng đắn nhất về những giá trị cốt lõi của văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Đây là cơ hội để các nghệ nhân, thanh đồng, đạo quan, các đoàn diễn xướng gặp gỡ, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu với công chúng, du khách về Di sản văn hoá Phi vật thể.
Năm 2009, đảo Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng Di tích – danh lam thắng cảnh quốc gia. Đây là hòn đảo có mật độ di sản dày đặc, từ di tích văn hóa như Đền thờ Nam Hải Thần Vương, đến di sản thiên nhiên như quần thể đa búp đỏ, và di tích lịch sử như tòa nhà hải đăng cổ nhất Việt Nam.
Đền Nghè - ngôi đền hàng tổng của vùng đất Cửu Long tranh châu |
Tương truyền, Vua Tự Đức trong một dịp kinh lý ra Bắc, ngang qua đền thì gặp sóng to gió lớn. Vua cho dừng thuyền, lên đền khấn vái, ngay sau đó bỗng trời quang mây tạnh. Từ đó, vua sắc phong nơi đây là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Hàng năm vào ngày 9 tháng 2 âm lịch, tại Đồ Sơn diễn ra lễ hội đảo Dấu cũng là lễ hội truyền thống của dân đi biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngày này, ngư dân khắp các vùng lân cận thường kéo về đảo Dấu tế lễ, cầu xin Nam Hải Thần Vương một năm làm nghề biển yên lành, đánh bắt được nhiều tôm cá. Trong dịp này, dân địa phương mở hội lễ tạ và ra ngủ một đêm trên đảo để hưởng lộc của thần.
Lễ hội đảo Dấu có truyền thống từ lâu đời, gắn với giá trị văn hóa tâm linh của người dân miền biển Đồ Sơn và Hải Phòng. Lễ hội hàng năm được tổ chức với ý nghĩa gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương vùng Biển Đồ Sơn và danh làm thắng cảnh Quốc gia đảo Hòn Dấu; mong cầu “phong điều vũ thuận”, “quốc thái dân an”, đời sống Nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Đảo Dấu Đồ Sơn, TP.Hải Phòng |
Để phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Quốc gia đảo Hòn Dấu và tưởng nhớ công đức của vị võ tướng, UBND quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng đã quan tâm đầu tư, tôn tạo đền từ năm 2013. Hàng năm, nhân dân và du khách mọi miền tổ quốc về tham quan, dâng hương phát tâm công đức để xây dựng đền thờ Nam Hải Thần Vương ngày một to đẹp và uy linh.
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, năm nay công tác tổ chức lễ hội được ban tổ chức đặc biệt chú trọng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách. Công an quận đã triển khai các biện pháp bảo vệ và huy động 100% quân số để chuẩn bị phương tiện, các chốt điểm, phân luồng giao thông để an toàn trên bờ, dưới biển và trên đảo. Bên cạnh đó, công tác phòng cháy chữa cháy cũng được triển khai đồng bộ.
-
Hà Nội: Tôn vinh lụa Hà Đông, hấp dẫn du khách đến làng lụa Vạn Phúc -
Tới Mũi Cà Mau - ngắm nơi đất biết sinh sôi -
[Ảnh] Hé lộ sân khấu hoành tráng đêm Khai mạc Festival Ninh Bình 2024 -
Hà Nội xây dựng các chương trình văn hóa, du lịch đặc sắc dịp Tết 2025 -
Phật quang, sương muối kỳ thú liên tiếp xuất hiện trên đỉnh Fansipan -
Thăng hoa cùng ẩm thực Sa Pa -
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng