-
Cam Ranh: Cơ hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch của Việt Nam và thế giới -
Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng -
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sinh động, hấp dẫn -
Khánh Hòa ra mắt Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch -
Côn Đảo chuyển mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn -
VIVAS với hành trình số hóa ngành du lịch
Nhiều sản phẩm, tour du lịch mới hấp dẫn
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Trung Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức ký kết 9 chương trình hợp tác, phát triển du lịch với các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ông Trần Trung Hiếu cho biết, Hà Nội xác định giai đoạn tới, ngành kinh tế xanh Thủ đô phải "phát huy hiệu quả vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất của khu vực phía Bắc, gắn kết chặt chẽ với các chuỗi sản phẩm trong vùng, cả nước, và quốc tế". |
Chương trình liên kết được thực hiện ở 4 nội dung bao gồm: Phối hợp hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch; Phối hợp hỗ trợ khách du lịch và đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành.
Từ năm 2017 đến nay, sau khi không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đi vào hoạt động, Sở Du lịch Hà Nội đã tích cực hỗ trợ, phối hợp với Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tổ chức sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch các địa phương rất hiệu quả như: Chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”, “Sắc màu Sơn La Tây Bắc”, “Ngày văn hóa Tuyên Quang tại Hà Nội”, “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội”, Ngày Văn hóa Du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội, Không gian trưng bày văn hóa, du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các dân tộc tỉnh Hà Giang tại Hà Nội…
Cùng với đó, Sở Du lịch Hà Nội và các địa phương đã hợp tác xây dựng được những sản phẩm, tour du lịch mới như: chương trình du lịch kết hợp giữa du lịch biển và khám phá hang động khởi hành từ Hà Nội qua Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình; tour “Hành trình qua các Kinh đô Việt cổ” Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình - Phú Thọ - Hà Nội...
Thông qua các hoạt động, liên kết hợp tác hiệu quả, đã góp phần cho ngành Du lịch Thủ đô đạt được các kết quả tăng trưởng tốt cả về lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch.
Trong giai đoạn 2016-2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt mức tăng bình quân 10,1%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế có mức tăng bình quân 21,2%/năm. Năm 2019, Hà Nội đã đón 28,945 triệu lượt khách, trong đó có 7,025 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch có mức tăng bình quân đạt 17,6%/năm, năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng.
Liên kết, chia sẻ thực chất hơn
Tuy nhiên, ông Trần Trung Hiếu thừa nhận, hiệu quả của hoạt động liên kết phát triển sản phẩm du lịch còn chưa xứng với tiềm năng liên kết vùng giữa các địa phương. Có thể thấy sự hợp tác, liên kết phát triển du lịch thời gian qua cũng mới chỉ tập trung vào công tác quảng bá xúc tiến, trong khi đó những vấn đề như xây dựng sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực… vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc xác định thị trường trọng điểm vẫn có những khác biệt về lợi thế, sản phẩm giữa các địa phương cũng như nguồn lực kinh phí không đồng đều.
Đánh giá về hiệu quả của hoạt động liên kết du lịch thời gian qua, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương nhìn nhận, hoạt động liên kết du lịch đang thực hiện theo hình thức luân phiên vai trò chủ trì, nhưng do các tỉnh, thành phố có nguồn ngân sách độc lập, tiềm lực khác nhau nên việc điều phối hoạt động liên kết không đông đều. “Nhiều hoạt động liên kết còn nặng tính hình thức, không mang lại hiệu quả như mong muốn”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương nói.
Liên kết du lịch đang là một trong những hoạt động trọng điểm được các địa phương chú trọng, bởi đây được xem là giải pháp quan trọng để tăng lượng khách nội địa, cùng nhau vượt khó trước ảnh hưởng của dịch Covid-19,
Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho rằng, trong giai đoạn khó khăn này, các địa phương cần có sự liên kết, chia sẻ một cách thực chất hơn. “Hoạt động quảng bá điểm đến cần phải được đẩy mạnh tạo thành chuỗi điểm đến cho du khách. Lúc này, muốn đi xa phải đi cùng nhau, bởi bản chất của du lịch là hoạt động của tour, tuyến, nếu không hợp tác sẽ rất khó phát triển”, ông Bùi Văn Mạnh khẳng định.
Bàn về giải pháp tăng cường hiệu quả trong hoạt động liên kết du lịch, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Trần Trí Dũng cũng cho rằng, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cần thực hiện theo cụm và theo từng vùng nhưng quan trọng nhất vẫn là làm sao gắn kết được các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, dịch vụ.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam Lê Ngọc Tường nêu quan điểm, các địa phương cần “ngồi lại” với nhau để bàn về những sản phẩm đặc trưng của từng vùng. “Mỗi địa phương nên có sản phẩm riêng, tránh việc cạnh tranh sản phẩm dẫn đến sự giống nhau hoặc gây sung đột với nhau. Để làm được điều này, cần phải có cơ chế chính sách phối hợp để điều chỉnh sao cho phù hợp”, ông Lê Ngọc Tường nói.
Về chính sách quản lý nhà nước trong việc tạo hiệu quả liên kết du lịch giữa các địa phương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng, chính sách phối hợp chủ yếu vẫn do các địa phương quyết định. Trong bối cảnh ngành du lịch còn gặp nhiều khó khăn, các địa phương cần phải có giải pháp để kích cầu du lịch nội địa, linh hoạt hơn trong các hoạt động liên kết, hợp tác.
“Để liên kết, hợp tác phát triển du lịch hiệu quả thì quan trọng nhất vẫn làm làm sao để các doanh nghiệp tìm được sản phẩm du lịch phù hợp, giá cả cụ thể. Ngoài ra, các địa phương cần chú trọng hơn trong việc sử dụng nền tảng công nghệ số, nên có những ứng dụng công nghệ, phát triển du lịch thông minh trên cùng nền tảng thì sẽ dễ dàng kết nối hơn”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương nói.
Ông Trần Trung Hiếu cho biết, Hà Nội xác định giai đoạn tới, ngành kinh tế xanh Thủ đô phải "phát huy hiệu quả vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất của khu vực phía Bắc, gắn kết chặt chẽ với các chuỗi sản phẩm trong vùng, cả nước, và quốc tế". Trong đó tiếp tục xây dựng và tổ chức triển khai hoạt động liên kết có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là kết nối ba bên giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển (đường không, đường bộ, đường sắt, đường thủy) và các khu, điểm du lịch để tạo thành tour du lịch cụ thể kết nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước.
-
Khánh Hòa ra mắt Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch -
Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, sớm trở thành trung tâm kinh tế phía Tây Hà Nội -
Côn Đảo chuyển mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn -
Tăng sức hấp dẫn cho mùa du lịch cuối năm -
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư vào du lịch -
Tưng bừng khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
VIVAS với hành trình số hóa ngành du lịch
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang