
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images) |
Ngày 15/3, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một dự luật mới của EU về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần.
Trong thông báo, Bỉ - quốc gia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU với nhiệm kỳ 6 tháng, cho biết 27 nước EU đã nhất trí với Dự luật sửa đổi về bao bì và rác thải bao bì vốn sẽ có hiệu lực nếu được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn.
Đầu tháng này, EP, Ủy ban châu Âu (EC) và Hội đồng châu Âu đã đạt được thỏa thuận về giảm lượng rác thải bao bì trên toàn EU. Thỏa thuận đặt ra một số mục tiêu, trong đó có mục tiêu giảm dần rác thải bao bì bất kể vật liệu (nhựa, gỗ, sắt, nhôm, thủy tinh, giấy và bìa cứng), cụ thể giảm 5% đến năm 2030, 10% đến năm 2035 và 15% đến năm 2040 so với năm 2018. Đến năm 2030, tất cả các bao bì được sử dụng trong EU phải tái chế được, ngoại trừ một số trường hợp.
Trong các quán cà-phê và nhà hàng, tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho bán lẻ sẽ bị cấm nhưng bao bì bằng giấy hoặc bìa cứng vẫn được phép. Do đó, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sẽ không bắt buộc phải sử dụng hộp đựng có thể tái sử dụng thay cho bao bì dùng một lần, nhưng phải cho phép người tiêu dùng sử dụng hộp đựng của riêng mình nếu họ muốn mang bữa ăn đi. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực khách sạn được hưởng lợi từ một số miễn trừ nhất định.
Từ ngày 1/1/2030, EU sẽ cấm sử dụng các bao bì nhựa sử dụng một lần cho trái cây và rau củ, thực phẩm và đồ uống, gia vị, sốt, đường… trong ngành ăn uống; cho các sản phẩm mỹ phẩm nhỏ và dùng trong ngành lưu trú (như chai dầu gội hoặc dưỡng thể); và các túi nhựa mỏng nhẹ (như được sử dụng tại các chợ hoặc cửa hàng tạp hóa) trừ khi chúng cần thiết cho mục đích vệ sinh.
Để tránh bao bì quá khổ, các quy định mới đặt ra tỷ lệ khoảng trống tối đa là 50% trong bao bì đóng gói, vận chuyển và thương mại điện tử, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất và nhà nhập khẩu giảm thiểu trọng lượng và khối lượng của bao bì.
Thỏa thuận cũng mở đường cho việc thiết lập các hướng dẫn về chai nhựa và lon hộp. Đến năm 2029, các quốc gia thành viên phải đảm bảo thu gom riêng biệt ít nhất 90% các loại bao bì này mỗi năm.
Theo thỏa thuận, từ năm 2026, các nước cũng phải hạn chế đưa ra thị trường bao bì có chứa "hóa chất vĩnh cửu" Per và Polyfluoroalkyl (PFAS) vượt quá ngưỡng nhất định mà tiếp xúc với thực phẩm nhằm ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe như mắc một số loại bệnh ung thư.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), châu Âu đã sản xuất 84 triệu tấn bao bì vào năm 2021, tương đương 188,7 kg rác thải/người. Nếu không có biện pháp giải quyết, ước tính lượng rác thải này có thể tăng lên 209 kg/người vào năm 2030.

-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt -
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025