Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng
Khánh An - 27/09/2014 10:41
 
 Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nóng ruột với tốc độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Gập ghềnh phục hồi, thách thức cải cách
VinaPhone đón tướng mới, quyết lấy lại vị trí "anh cả"
Bóc sở hữu chéo: Tiền khủng từ đâu rót vào ngân hàng?
Sứ Hải Dương: Thương hiệu Việt nửa thế kỷ đang trở lại
Việt Nam là điểm đến của dòng vốn nước ngoài

Ông Cung nhắc tới hàng loạt con số và tên tuổi đang được cho là tích cực. Nào là Tập đoàn Than - Khhoáng sản Việt Nam trong 7 tháng đã thoái được 1.405 tỷ đồng; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã thoái được 475 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã thoái 357 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam thoái được151 tỷ đồng; Rồi Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng đã thoái được 120 tỷ đồng...

  Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng  
  Ông Nguyễn Đình Cung băn khoăn việc cổ phần hóa DNNN đi chưa đúng hướng  

Tuy nhiên, ông Cung vẫn chưa hài lòng.

“Thoái vốn đầu tư ngoài ngành chậm so với mục tiêu kế hoạch. Tính đến hết tháng 7/2014 thoái được 7.139 tỷ, chỉ bằng 28,8% tổng vốn đầu tư cần phải thoái, là 21.797 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2014 thoái được 2.975 tỷ đồng, nghĩa là gần đây con số mới tăng”, ông Cung băn khoăn.

Đáng nói hơn, theo ông Cung, không chỉ kết quả của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn rất hạn chế mà còn dường như chưa đúng hướng. “Nếu không đúng hướng, dù có nỗ lực, quyết liệt đến bao nhiêu thì kết quả sẽ không như mong đợi, thậm chí có thể làm cho tình hình càng trở nên xấu hơn”, ông Cung thẳng thắn.

Lâu nay, ông Cung là người giữ quan điểm kiên quyết trong yêu cầu đổi luật chơi, áp đặt đầy đủ ngân sách cứng và quản lý theo thông lệ thị trường đối với khu vực này.

Theo mục tiêu này, cổ phần hóa, thoái vốn là cách “kéo” DNNN ra khỏi thể chế phi thị trường sang thể chế thị trường; qua đó, thay đổi hệ thống khuyến khích và động lực thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực theo thị trường.

“Các trường hợp cổ phần hóa chưa thực sự làm thay đổi “thể chế” đối với doanh nghiệp do áp lực, động lực và đòn bẩy khuyến khích mới (theo thị trường) chưa xuất hiện để vừa ép buộc, vừa thúc đẩy thay đổi cách thức phân bố nguồn lực, cách thức sử dụng nguồn lực”, ông Cung nói.

Hệ quả là cách thức phân bố và sử dụng nguồn lực trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa thay đổi. Doanh nghiệp nhà nước chưa thể cải thiện về năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

“Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cần được đặt đúng vào "đường ray” để chạy đúng hướng và đến đích”, ông Cung đặt kỳ vọng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư