
-
Tìm đơn hàng ở thị trường mới để ứng phó rủi ro
-
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
-
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít
-
Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm thiết bị thông minh 2025 -
Camera AI MobiFone: Giải pháp giám sát thông minh, an toàn cho mọi gia đình
![]() |
Trong năm 2019, với rủi ro dịch tả lợn châu Phi (ASF) từ Trung Quốc xâm nhiễm và lượng thịt lợn nhập khẩu gia tăng, đẩy giá thịt lợn diễn biến khó lường. |
Theo Bản tin Thị trường Nông, lâm, thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 20 ngày đầu tháng 01/2019, giá lợn hơi trong nước tăng khoảng 1.000– 2.000 đ/kg so với cuối tháng 12/2018.
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động ở mức 46.000 - 50.000 đồng/kg, phổ biến trong khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong ngưỡng 47.000 - 52.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá giao dịch trong khoảng 41.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tăng do dịch lở mồm long móng ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán đang tăng lên.
Trên thị trường thế giới, trong 20 ngày đầu tháng 01/2019, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 02/2019 tại Chicago, Hoa Kỳ cũng tiếp đà tăng. Ngày 18/01/2019, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 02/2019 đạt 60,8 UScent/lb, tăng 0,4 UScent/lb so với cuối tháng 12/2018.
Theo Ủy ban cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, giá lợn hơi tại nước này có thể sẽ tăng trong năm 2019 do dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến nguồn cung thắt chặt. Tuy nhiên, giá lợn không tăng mạnh do sản lượng lợn tại Trung Quốc vẫn đủ đáp ứng tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Trung Quốc thường mạnh nhất vào mùa đông và dịp Tết Nguyên đán, nhưng năm nay hoàn toàn trái ngược, nhiều người không thể bán số lợn đã nuôi trong nhiều tháng qua bởi chính sách hạn chế vận chuyển lợn để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong năm 2019, với rủi ro dịch ASF từ Trung Quốc xâm nhiễm và lượng thịt lợn nhập khẩu gia tăng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giá lợn sẽ diễn biến khó lường
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ lợn trên toàn cầu năm 2018 ước đạt 110,6 triệu tấn, tăng gần 1,7% so với năm 2017. Trong đó, nhu cầu thịt tại hầu hết các quốc gia tăng, trừ Nga và Việt Nam.
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thịt lợn tại Nga và Việt Nam lần lượt giảm 2,6% và 1,6% so với năm 2017, xuống còn 3,3 triệu tấn và 2,73 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ lợn tại Mexico tăng 5,7%, lên 2,31 triệu tấn. Theo sau là Hàn Quốc và Philippine, lần lượt tăng 4,4% và 3,7%. Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ vẫn là những nhà tiêu thụ thịt lợn hàng đầu thế giới với khối lượng lần lượt đạt 55,7 triệu tấn, 21,1 triệu tấn và 9,76 triệu tấn.
USDA dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2019 tăng 1,58% so với năm 2018, lên 114,2 triệu tấn. Trong đó, EU là khu vực duy nhất được dự báo lượng iêu thụ giảm trong năm nay, giảm 0,9% xuống gần 20,9 triệu tấn.
Năm 2019, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận tăng trưởng nhu cầu lớn nhất, từ 2,01 triệu tấn lên 2,12 triệu tấn. Hoa Kỳ xếp thứ hai và theo sau là Mexico với tăng trưởng lần lượt là 5,3% và 4,3%.

-
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu trong nước -
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt -
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít -
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu vải thiều -
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều 15/5/2025 -
Ra mắt Techcombank Private Lounge - phòng chờ đẳng cấp tại sân bay Nội Bài
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao