-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Nhận diện cơ hội của Viettel tại Myanmar
Một đoàn khảo sát kỹ thuật của Viettel với hơn 20 người đã lên đường tới Myanmar bắt đầu chuyến khảo sát hạ tầng mạng cùng với nhóm của phía đối tác Myanmar. Trong tháng 5/2015, mọi đàm phán về Hợp đồng Liên doanh giữa Viettel và 2 đối tác Myanmar sẽ hoàn thành và rất có thể, cái tên Mytel sẽ được lựa chọn làm thương hiệu cho mạng viễn thông thứ 4 tại Myanmar.
Dự kiến, khoảng tháng 6/2016, Chính phủ Myanmar sẽ cấp giấy phép thành lập Liên doanh, giấy phép thứ 4 và là giấy phép cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông tại Myanmar.
Liên doanh của Viettel đặt mục tiêu đạt 5 - 7 triệu thuê bao và lọt vào Top 3 tại Myanmar sau 2 năm nhận giấy phép cung cấp dịch vụ |
“Khi có giấy phép, Viettel và các đối tác sẽ gấp rút triển khai hạ tầng và bắt tay vào kinh doanh. Dự kiến, trong năm 2016, Liên doanh sẽ đầu tư gần 1 tỷ USD cho các hạng mục quan trọng của Liên doanh như nộp tiền giấy phép, làm hạ tầng, đấu giá mạng 4G…, sau đó sẽ đưa vào kinh doanh. Chúng tôi đặt mục tiêu đạt 5 - 7 triệu thuê bao và lọt vào Top 3 tại Myanmar sau 2 năm có giấy phép”, ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết.
Đánh giá thị trường Myanmar, thị trường mà Viettel “mai phục” suốt 10 năm, lãnh đạo Viettel cho biết, Myanmar là thị trường mới nổi, là thị trường có GDP tăng trưởng bình quân tới 8%/năm, nên rất tiềm năng. Myanmar có hơn 55 triệu dân, trong đó, 60% dùng smartphone. Doanh thu trung bình của một khách hàng (APRU) tại thị trường này là 4 USD. Đặc biệt, tại Myanmar có các công ty chuyên đầu tư phát triển hạ tầng độc lập, nên Liên doanh có thể thuê lại hạ tầng trạm BTS để tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu và nhanh chóng triển khai cung cấp dịch vụ ngay từ cuối năm 2016. Dự kiến, đến hết năm 2016, Liên doanh sẽ thuê khoảng 5.000 trạm BTS phục vụ kinh doanh.
Tuy nhiên, Viettel cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, như tỷ lệ thâm nhập các dịch vụ viễn thông tại Myanmar đã lên tới 75% dân số, giá cước (thoại và dữ liệu) rẻ nhanh chóng (hiện tương đương với Việt Nam, khoảng 2 USCent/phút), sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng tại Myanmar…
Đó là những thách thức lớn đối với Liên doanh mới, song với kinh nghiệm từ việc đầu tư tại 9 thị trường nước ngoài, cùng với chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả, Viettel khá tự tin và kỳ vọng tiếp tục thành công tại thị trường Myanmar.
Đối tác, đối thủ Viettel là ai?
Theo thông tin từ Viettel, 2 đối tác đang đàm phán liên doanh với Viettel sẽ chiếm 51% cổ phần, bao gồm một công ty trung gian địa phương (SPV) là The Myanmar
National Holding Public Limited và một công ty nhà nước là Star High Public Company Limited. SPV sẽ chiếm 28% cổ phần và Star High Public Company Limited chiếm 23% cổ phần.
Trong Liên doanh, Viettel sẽ nắm cổ phần chi phối. Dự kiến, Liên doanh sẽ có chủ tịch của 2 đối tác Myanmar đề cử và tổng giám đốc điều hành sẽ của Viettel.
Phía đối tác tại Myanmar sẽ “lãnh” một nhiệm vụ quan trọng là giúp Liên doanh nhanh chóng thâm nhập thị trường, nhanh chóng xây dựng hạ tầng mạng lưới rộng khắp trong thời gian ngắn - điều mà các đối thủ của Viettel như Ooredoo và Telenor đang gặp khó khăn tại Myanmar.
Đối thủ của Viettel tại Myanmar là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Myanmar (MPT), Ooredoo và Telenor. Ba nhà mạng này hiện sở hữu gần 36 triệu thuê bao (MPT chiếm 18 triệu thuê bao, Telenor 12 triệu thuê bao và Ooredoo 5,8 triệu thuê bao).
MPT - đối thủ nặng ký nhất của Viettel - hồi tháng 7/2015 đã tuyên bố hợp tác với KDDI Corp và Sumitomo Corp (Nhật Bản). Các công ty này của Nhật Bản cam kết đầu tư 2 tỷ USD để mở rộng kinh doanh.
Trong khi đó, Teleno đang là nhà mạng triển khai kinh doanh hiệu quả, đa dạng và rộng khắp Myanmar. Rất có thể, đây là đối thủ “khó nhằn” nhất của Viettel tại Myanmar.
-
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn
-
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu