Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Lo ngại tổng mức đầu tư toàn xã hội quá thấp
Quang Hưng - 20/10/2014 14:04
 
() Báo cáo thẩm tra Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 4 năm 2011-2014; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt khoảng 30,1% là quá thấp so với kế hoạch đề ra (33,5 - 35% GDP).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy mạnh hơn tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Tái cơ cấu kinh tế cần thước đo và lộ trình cụ thể
Doanh nghiệp yếu thế, tăng trưởng ai làm
Thống đốc chỉ cách “thổi bay” nợ xấu ngay lập tức
Tù mù cả 1,6 triệu việc làm mới lẫn tỷ lệ thất nghiệp 1,84%

Trình bày trước các đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 là 30,1% GDP, kế hoạch năm 2015 là 28% và dự báo 5 năm là 30,1% so với kế hoạch 5 năm thì đạt mức quá thấp (kế hoạch là 33,5 đến 35%).

Việc tổng mức đầu tư thấp khiến các đại biểu lo ngại sẽ cạn kiệt nguồn lực cho phát triển. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng còn nặng mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, chưa có giải pháp phù hợp đảm bảo tăng trưởng hợp lý, nhất là chưa đánh giá hết các tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

 

Trước đó, báo cáo trước do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu trình bày cũng nhận định, những khó khăn, tác động không thuận của tình hình thế giới và khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, vận tải hàng không, khai thác thủy hải sản, giá và số lượng tiêu thụ, xuất khẩu một số hàng hóa sụt giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến đời sống nông dân. 

Tổng cầu suy giảm, chỉ số hàng tồn kho tăng 13,4%, cao hơn so với 2013. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn bắt đầu đã có một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn đến nay phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm, thu ngân sách nhà nước, nợ xấu ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tội phạm kinh tế.

  Lo ngại tổng mức đầu tư toàn xã hội quá thấp  
   Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu  

Cân đối ngân sách nhà nước rất khó khăn, đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao và cả việc sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho năm nay mà sẽ không đủ vốn đầu tư bố trí phục vụ tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

Việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn thấp, khoảng 17% so với kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại có xu hướng tăng trở lại, năm 2013 là 3,61%, cuối tháng 5/2014 là 4,07% và đến tháng 7/2014 là 4,17%. Tỷ lệ thất nghiệp chung giảm nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức, nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Năng suất lao động xã hội thấp và có xu hướng tăng chậm lại.

Nhiều ý kiến cho rằng với thực trạng nền kinh tế và tình hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng số liệu liên quan đến việc làm, tỷ lệ thất nghiệp không có biến động lớn là chưa phản ánh đúng thực tế, cần đánh giá thực chất hơn, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, khó khăn của các doanh nghiệp với chỉ  tiêu việc làm, thất nghiệp. 

Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm với mục tiêu tổng quát 2-3 năm đầu là “Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý” thì cơ bản đã đạt được. Cung cầu hàng hóa bảo đảm. Cân đối tiết kiệm – đầu tư có chuyển biến rõ rệt, từ năm 2011 đến nay tổng tiết kiệm luôn bằng hoặc cao hơn tổng đầu tư. Cân đối lương thực bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực, xuất khẩu gạo ngày càng tăng về lượng. Cân đối điện đủ nhu cầu sản xuất – tiêu dùng và có dự phòng. Cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể, kim ngạch xuất khẩu giữ nhịp độ tăng trưởng cao, duy trì xuất siêu, đặc biệt khu vực doanh nghiệp FDI và ngành nông nghiệp liên tục xuất siêu, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, dự trữ ngoại tệ tăng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2011-2014 tăng lên từng năm, chất lượng đầu tư phát triển có xu hướng cải thiện".

Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường đạt thấp theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm 2011-2014 dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 5,67%/năm, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo Kế hoạch (6,5% - 7%).

So với trong khu vực ASEAN thì tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại trong khi một số nước đã có sự cải thiện và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần (năm 2011 là 4,02%; năm 2012 là 2,68%; năm 2013 là 2,67%), năm 2014 ước tính tăng trở lại nhưng cũng ở mức 3%-3,1%.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư