
-
Nghị quyết 68 - Cú hích cho thị trường chứng khoán từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt
-
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiêp, thêm nguồn lực cho nông thôn
-
Bông Bạch Tuyết chuẩn bị phát hành 9,8 triệu cổ phiếu
-
Điểm sáng sau tuần đầu áp dụng KRX
-
VN-Index tăng gần 16 điểm, loạt cổ phiếu đạt thanh khoản nghìn tỷ đồng -
Doanh nghiệp niêm yết nào hưởng lợi trong "cuộc đua" ITS trên cao tốc Bắc Nam?
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2024 với kết quả kém tích cực.
Tự doanh là mảng khiến SHS lao đao nhất khi doanh thu hoạt động này chỉ đạt 61,9 tỷ đồng quý III/2024, giảm đến 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó lỗ từ tự doanh lại chiếm 106 tỷ đồng khiến SHS lỗ thuần hơn 44 tỷ đồng ở mảng này.
Cùng với đó, 2 mảng mang lại doanh thu cao khác là hoạt động cho vay lẫn môi giới đều đồng loạt sụt giảm. Cụ thể, Lãi từ các khoản cho vay và phải thu chỉ đạt 110 tỷ đồng, giảm 47%. Doanh thu môi giới cũng giảm tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa về 49 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý III/2024 của SHS còn 74 tỷ đồng, giảm 70%. Đây là quý có lợi nhuận khiêm tốn nhất của SHS kể từ quý II/2023 đến nay.
Lũy kế 9 tháng, SHS đạt 952,7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gần đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2024 là 1.035 tỷ đồng.
SHS cho biết, tình hình thị trường quý III không tích cực là nguyên nhân dẫn đến kết quả trên. Cũng theo báo cáo của công ty chứng khoán này, tiền gửi của khách hàng giảm mạnh so với hồi đầu năm. Tính đến 30/09/2024, tiền gửi của khách hàng còn 989 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với đầu năm, chủ yếu do tiền gửi của tổ chức phát hành chứng khoán để thanh toán gốc lãi và cổ tức giảm mạnh.
Trong khi nhiều công ty chứng khoán đầu tư tiền mạnh mẽ cho hoạt động cho vay margin thì hạng mục này của SHS không có biến động mạnh. Số dư cho vay margin cuối quý III ở mức 3.666 tỷ đồng, tương đương hồi đầu năm.
Phần lớn tài sản của SHS được phân bổ cho các tài sản FVTPL với tổng giá trị 6.902 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản và tăng 37% so với hồi đầu năm. Trong đó đầu tư nhiều nhất là cổ phiếu niêm yết (3.703 tỷ đồng) và trái phiếu niêm yết (1.694 tỷ đồng).
Những mã cổ phiếu lớn mà SHS đang giữ gồm FRT, FPT, MWG và VPB. Trong đó VPB tạm lỗ 11%. Tuy nhiên VPB cũng đã quay đầu có những nhịp tăng đáng kể so với hồi cuối tháng 9 vừa qua. Ngoài ra, SHS còn tạm lỗ hơn 326 tỷ đồng từ các cổ phiếu khác.
Còn tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS, SHS nắm 2 mã SHB và TCD. Trong khi tạm lãi hơn 314 tỷ đồng từ SHB thì TCD lại đang ghi lỗ hơn 129 tỷ đồng.
![]() |
Giá trị các khoản đầu tư theo nhóm của SHS. Nguồn: BCTC SHS |

-
Điểm sáng sau tuần đầu áp dụng KRX -
VN-Index tăng gần 16 điểm, loạt cổ phiếu đạt thanh khoản nghìn tỷ đồng -
Doanh nghiệp niêm yết nào hưởng lợi trong "cuộc đua" ITS trên cao tốc Bắc Nam? -
Nhiều ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có thể có hiệu lực từ 1/10/2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 12-16/5: Cân đối danh mục khi VN-Index tiệm cận mức kháng cự mạnh -
Hệ thống giao dịch mới, kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán -
Giao dịch ổn định trong tuần đầu vận hành KRX, nhà đầu tư dần quen hệ thống mới
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng