
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam dẫn đầu kỳ thi tay nghề ASEAN 2014 | |
AEC mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới | |
Hàng Việt tìm cơ hội thâm nhập ASEAN, Trung Quốc |
![]() | ||
Việt Nam có trở thành công xưởng thế giới? |
Dự kiến, AEC sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 và đây được coi là bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Theo đó, 10 nền kinh tế thành viên AEC sẽ trở thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số khoảng 600 triệu người và GDP hàng năm đạt gần 3.000 tỷ USD.
Tại buổi tọa đàm “Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 - Chiến lược cạnh tranh nào cho doanh nghiệp Việt?”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét, dường như các doanh nghiệp (DN) Việt chưa thực sự quan tâm đến sự kiện quan trọng này, khi chỉ chưa đầy 1 năm nữa, AEC sẽ hình thành với một loạt cơ hội và thách thức mới đặt ra. Khi đó, các DN Việt Nam sẽ rộng cửa vươn ra toàn khu vực ASEAN và DN các nước ASEAN khác cũng sẽ đổ bộ vào Việt Nam.
Hiện đứng thứ 3 trong 10 nước ASEAN về dân số, nên Việt Nam được coi là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, trong vài năm trở lại đây, DN các nước như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia… đã đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam, đón đầu cơ hội khi AEC chính thức được thành lập.
10 nền kinh tế thành viên AEC sẽ tạo ra thị trường chung của một khu vực có GDP hàng năm đạt gần 3.000 tỷ USD
Đồng quan điểm với bà Phạm Chi Lan, ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC nêu ra kết quả của một cuộc khảo sát gần đây, theo đó, có tới 73% DN Việt Nam chưa hiểu biết đầy đủ về AEC.
“Ngành công nghệ thông tin của chúng tôi được ưu tiên hội nhập, nhưng nếu không chuẩn bị điều kiện đón nhận ưu tiên, thì ưu tiên ấy không đến với mình, mà đến với đối thủ cạnh tranh”, ông Chính thừa nhận.
Tuy nhiên, hội nhập cũng đang tạo cơ hội cho các DN biết nắm bắt. Với lợi thế ở cạnh Trung Quốc, khi Trung Quốc bất ổn thì Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. “Chúng tôi nhận thức trong ngành của mình thì đó là cơ hội lớn và chúng tôi muốn nắm cơ hội này, bởi không dễ gì một quốc gia khác có được những điều kiện thuận lợi như Việt Nam”, ông Chính nói.
Việc các DN ASEAN sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, sau khi AEC chính thức hình thành, sẽ tạo cơ hội cho các DN Việt Nam tham gia quy trình sản xuất của các tập đoàn lớn. “Mỗi DN đều có thế mạnh riêng, nên nếu các DN hợp tác với nhau trên cơ sở cùng thắng (win – win) thì sẽ đem lại lợi ích lớn cho xã hội, cộng đồng. Vì thế, tư tưởng hợp tác sẽ là chủ đạo khi AEC được thành lập”, ông Chính khẳng định.
Hội nhập kinh tế quốc tế, mà cụ thể là Việt Nam sẽ gia nhập AEC vào cuối năm 2015 đang mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. “Vấn đề đặt ra là, từng DN phải thay đổi chuẩn mực của mình trong hợp tác quốc tế để sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của các nước ASEAN và cuối cùng là chất lượng, giá cả đảm bảo có thể cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Chính nhận định.
Nhiều chuyên gia nhận xét, cuộc chơi hội nhập sẽ đem đến 2 khả năng, một là Việt Nam trở thành công xưởng thế giới, hai là Việt Nam chỉ là thị trường tiêu thụ của các nước khác. “Các DN Việt Nam vẫn còn thời gian để chuẩn bị cho sân chơi này, bởi việc gia nhập AEC sẽ là cả quá trình, chứ không phải chỉ là ngày một ngày hai”, bà Lan nhận định.
Kỳ Thành
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp -
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới