Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Lọc dầu Dung Quất: Kêu khó nhưng vẫn lãi khủng hơn 5.600 tỷ đồng
Thanh Hương - 12/01/2016 08:21
 
Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đạt mức lợi nhuận hợp nhất sau thuế là 5.690 tỷ đồng

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong năm 2015, BSR đạt tổng doanh thu hợp nhất là 94.400 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch năm. Tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 94.100 tỷ đồng, cũng bằng 100% kế hoạch năm nhưng lợi nhuận đã đạt con số rất khủng.

Theo đó, lợi nhuận hợp nhất sau thuế cả năm 2015 của BSR đạt 5.690 tỷ đồng, vượt tới 52% kế hoạch. Nếu tính riêng Công ty mẹ - BSR, lợi nhuận sau thuế cũng không có biến động nhiều với 5.860 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty mẹ - BSR là 20,6%.

Trước đó năm 2014, tỷ suất này là 0,6%.

Điều đáng nói là trong cả năm 2015 vừa qua, BSR và PVN đã liên tục có nhiều công văn kêu cứu tới các cơ quan hữu trách về thông tin Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lo đóng cửa, khó bán hàng, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hết chỗ chứa thành phẩm. Nguyên do được cho là xăng dầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất ra không cạnh tranh được về giá với xăng dầu nhập khẩu vì thuế nhập khẩu xăng dầu của khu vực ASEAN và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) có sự chênh lệch lớn, khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối muốn nhập khẩu xăng dầu ASEAN để hưởng ưu đãi thuế.

Ngay cả sản phẩm Polypropylen (PP) sản xuất ra tại BSR cũng bị lo ế hàng vì cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập có ưu đãi thuế. Năm 2015, sản phẩm PP nhập khẩu có chứng nhận xuất xứ ford D/E với thuế nhập khẩu 0% từ các nước ASEAN và Trung Quốc vào Việt Nam với giá thấp, thời gian thanh toán dài đã tạo ra sức ép lớn tới thị trường nội địa. Tồn kho PP của BSR có lúc lên tới 80% sản phẩm vào cuối quy III/2015.

Theo BSR cho hay, năm 2015, đơn vị đã tiết giảm được gần 500 tỷ đồng, trong đó giảm tiêu hao, hao hụt là 405 tỷ đồng, còn lại là giảm chi phí quản lý và đầu tư xây dựng.

Chi 1.400 tỷ đồng bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phê duyệt dự toán chi phí phục vụ cho công tác bảo dưỡng tổng thể lần 2 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư