-
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD
2 doanh nghiệp Việt Nam vừa ký 5 Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo với các thương nhân nhập khẩu gạo của Trung Quốc với tổng lượng gạo là 84.000 tấn/năm |
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau chuyến đi xúc tiến thương mại gạo của gần 20 doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc, đến từ Hạ Môn, Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Trung Sơn, Đông Quảng, Quảng Châu, Hồ Nam, Giang Tô…tới Việt Nam tuần qua, đã có một số doanh nghiệp trong nước ký được thỏa thuận hợp tác về xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Cụ thể, sau Hội thảo hợp tác thương mại gạo giữa Việt Nam - Trung Quốc” tại tỉnh An Giang, 2 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang là Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương đã ký kết được 5 Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo với các thương nhân nhập khẩu gạo của Trung Quốc với tổng lượng gạo là 84.000 tấn/năm.
Với sản lượng lúa, gạo đứng thứ nhì Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu năm trung bình trên 400.000 tấn cùng lực lượng doanh nghiệp hùng hậu, đi đầu cả nước về xây dựng cánh đồng mẫu và vùng nguyên liệu… An Giang là địa phương có đầy đủ tiềm năng đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước, trong đó có Trung Quốc.
Mỗi năm, tỉnh An Giang xuất khẩu khoảng trên 400 ngàn tấn gạo, thu về trên dưới 220 triệu USD. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và xuất khẩu trên 63 quốc gia, trong đó thị trường châu Á (Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Philippine...), châu Phi (Angola, Gana, Algeria...), châu Âu (Đức, Mayotte, Tây Ban Nha, Hà Lan), châu Mỹ (Mỹ, Canada, Chile, Brazil) và thị trường châu Đại Dương (Australia, New Zealand, Fiji) và một số quốc gia thuộc Trung Đông.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lúa gạo lớn nhất của Việt Nam, nên nhiều hoạt động xúc tiến thương mại gạo được Bộ Công Thương tổ chức liên tục trong thời gian qua. Năm 2018, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch gạo nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam đạt 740 triệu USD, chiếm tỷ trọng 45% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc.
Hồi đầu năm, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP (Vinafood 2) và Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông Trung Quốc (FVC) đã ký kết biên bản ghi nhớ xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc.
-
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó -
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường -
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
2 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
3 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
4 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024