Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Lối đi nào khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược?
Thanh Huyền - 13/08/2016 07:56
 
Internet được coi là đang tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chi phối mọi lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Đứng trước thách thức này, doanh nghiệp chọn lối đi nào phù hợp cho sự phát triển và trường tồn luôn là bài toán hóc búa với người lãnh đạo.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KIDO từng chia sẻ tại một cuộc tọa đàm về chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp tổ chức cuối tháng 7 vừa qua rằng ông đã chảy nước mắt đến 3 lần khi đàm phán và quyết định bán đi mảng bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô cho Tập đoàn Mondelēz International hồi năm ngoái.

Nhận định về thị trường lúc bấy giờ, T.S Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹo trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại, do đó, nếu tiếp tục đeo đuổi ngành bánh kẹo này, Kinh Đô vẫn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng, nhưng chỉ ở mức thấp (5-10%/năm). Trong khi đó, quy mô của ngành thực phẩm thiết yếu đóng gói, được ông Việt đánh giá, rộng lớn gấp 12 lần so với bánh kẹo, và việc bán mảng bánh kẹo là bước đi nằm trong chiến lược phát triển mới.

Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt (ngồi giữa) trong vai trò CEO của tình huống này.
Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt (ngồi giữa) trong vai trò CEO của tình huống này.

Kết quả kinh doanh có thể cho biết sức khỏe hiện tại của một doanh nghiệp, nhưng chiến lược mới, xác định được sự phát triển dài hạn và bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, xác định đúng chiến lược kinh doanh trong từng bối cảnh sẽ là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Tại một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đa ngành nghề, lĩnh vực bán đấu giá các tài sản cầm cố là một dịch vụ mà doanh nghiệp này đã nhanh nhạy lựa chọn từ khi hoạt động bán đấu giá mới chỉ manh nha ở Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động, bằng các mối quan hệ và sự quyết tâm bám nghề, thêm bản tính năng nổ của HĐQT, Công ty đã tạo dựng vị thế, thành lập được hệ thống các văn phòng đại diện, chi nhánh và có rất nhiều khách hàng là các cá nhân, tổ chức lớn, giúp công ty gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này.

Do đó, thay đổi chiến lược nhằm tạo ra những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh thành công trong bối cảnh mới là điều mà CEO (cũng là 1 cổ đông) và các cổ đông khác phải ngồi lại bàn bạc cùng nhau để tìm ra hướng đi đúng. CEO cho rằng, doanh nghiệp nên mạnh dạn bỏ đi mảng kinh doanh các dịch vụ trong lĩnh vực môi giới bất động sảnđầu tư để tập trung toàn lực vào phát triển dịch vụ đấu giá, đặc biệt là mở rộng mảng dịch vụ này ra các mặt hàng đa dạng hơn, thông qua hình thức bán đấu giá trực tuyến. CEO lập luận, tại các nước phát triển hình thức này đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Với bối cảnh nói trên, hình thức đấu giá trực tuyến chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ và giết chết hình thức bán đấu giá trực tiếp.

Tuy nhiên, tư duy đột phá của CEO lại không nhận được sự đồng ý của các cổ đông, bởi nếu chuyển sang kinh doanh dịch vụ đấu giá trực tuyến, công ty sẽ bỏ một khoản tiền rất lớn để đầu tư vào công nghệ, cơ sở vật chất, con người…, dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh. Điều này quá sức và chứa nhiều rủi ro với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại.

Do đó, các cổ đông cho rằng nếu trong tương lai, hoạt động bán đấu giá trực tiếp trở nên kém cạnh tranh thì ngay từ bây giờ công ty nên tính toán phương án bỏ mảng kinh doanh đấu giá và tập trung phát triển các ngành kinh doanh khác. Thế nhưng CEO vẫn kiên định cho rằng, internet sẽ làm thay đổi sâu sắc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đấu giá tài sản, nếu công ty không kịp thời nắm bắt và thay đổi thì sẽ trở thành những người đi sau và không tận dụng được cơ hội để vươn lên dẫn đầu trên thị trường.

Với những quan điểm trái ngược, CEO sẽ phải làm thế nào để thuyết phục được các cổ đông đồng thuận với quan điểm của mình, đưa công ty bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Mời quý doanh nghiệp theo dõi Chương trình CEO – Chìa khóa thành công vào cuối tuần để cùng CEO giải quyết bài toán này.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chật vật hội nhập
Con đường đến với thành công trong quá trình hội nhập của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam còn nhiều chông gai do đang hoạt động trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư