
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
Theo kết quả cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu của Hãng Bloomberg vừa công bố ngày 20/1, có tới 3/4 số nhà đầu tư, nhà phân tích và thương nhân được hỏi cho rằng, việc giá dầu mỏ thế giới giảm tới 55% trong nửa năm qua là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
![]() |
Giá dầu thế giới đã giảm còn một nửa trong 6 tháng qua |
“Trên thực tế, ngành nào cũng dùng năng lượng, nên khi giá dầu mỏ giảm thì chi phí đầu vào cũng giảm. Việc này sẽ cải thiện lợi nhuận của công ty, làm tăng sức mua của người tiêu dùng và cuối cùng là thúc đẩy đầu tư cho sản xuất”, ông Graham Davidson, nhà kinh doanh tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Australia phân tích.
Theo nhà phân tích Nariman Behravesh (Davos, Thụy Sỹ), khi chi phí năng lượng thấp hơn, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn để có thể chi nhiều hơn cho các hàng hoá và dịch vụ khác.
“Nhiều người lo ngại rằng, ở chừng mực nào đó, việc giá dầu mỏ giảm mạnh đang tác động tiêu cực đến chứng khoán và nhà đầu tư, nhưng xét về tổng thể tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thì không có vấn đề gì là hoàn toàn tiêu cực”, ông Nariman Behravesh nói.
![]() |
75% số người được hỏi cho rằng, giá dầu giảm có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu |
Ở góc độ bi quan, có 19% số người được hỏi cho rằng, giá dầu giảm đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế. 1/3 số người được khảo sát cho rằng, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ buộc phải có hành động để xoay chuyển tình hình trước khi năm 2015 kết thúc.
Liên quan vấn đề USD tăng giá, hầu hết những người tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg nhận định, việc này sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với lập luận rằng, USD tăng giá sẽ giúp kiềm chế lạm phát tại Mỹ và tạo lợi thế cạnh tranh cho Nhật Bản và khu vực đồng euro nhờ đồng nội tệ rẻ hơn.
Theo kết quả khảo sát, có tới 58% số người được hỏi cho rằng, việc đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác như euro và yên Nhật có lợi hơn cho kinh tế thế giới nói chung.
“Vì nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh hơn so với hầu hết các nước khác, nên việc USD tăng giá sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho phần còn lại của thế giới”, ông Robert Sinche, nhà chiến lược của Amherst Pierpont Securities LLC (Stamford, Connecticut, Mỹ) phân tích.
Được biết, cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức trong tuần này tại Davos (Thụy Sỹ) dự kiến sẽ thảo luận nhiều về tác động của giá dầu giảm và USD tăng giá đối với nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nga
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025