
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
![]() |
Everon đang chuẩn bị khởi động chiến lược tái định vị thương hiệu |
Lợi nhuận quý II/2022 tăng gần 190%, sẽ cán mốc 1.000 tỷ đồng doanh thu năm 2022
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 vừa được công bố, Everpia vừa có kết quả kinh doanh nửa đầu năm hết sức khả quan. Doanh thu thuần quý 2/2022 tăng 23,2%, đạt 278,8 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, công ty ghi nhận gần 12,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý 2, tăng gần 190% (tăng gấp 4,2 lần) cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng, công ty đạt doanh thu thuần 472 tỷ đồng, tăng 14%, lợi nhuận trước thuế 6 thángđạt 33,8 tỷ đồng, tăng 3,23 lần cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu năm nay, mảng chăn ga, đệm chiếm 60% tổng doanh thu của công ty, đứng thứ hai là thành phẩm bông với 31% tổng doanh thu, đứng thứ ba là mảng khăn với 8,6% doanh thu, còn lại là đến từ sản phẩm khác.
Xét về tốc độ tăng trưởng, theo báo cáo giải trình của Công ty, doanh thu ngành hàng bông tấm 6 tháng đầu năm tăng tưởng ấn tượng 25% nhờ vào doanh số từ các nhóm khách hàng mới; khả năng sản xuất được những sản phẩm bông chần đòi hỏi độ khó về kỹ thuật giúp công ty không chỉ nhận được các đơn hàng chần gia công mà cả bông tấm để làm Chần bông. Bên cạnh đó, tỷ trọng đơn hàng từ các khách hàng truyền thống tăng nhờ vào sự sôi nổi trở lại của các hoạt động thể thao ngoài trời.
Doanh thu ngành hàng chăn ga gối đệm tăng 5% so với cùng kỳ nhờ xuất khẩu chăn ga tăng 78%. Các hoạt đồng bán lẻ trong nước, (B2C), đơn hàng khách sạn (B2B) và bán hàng online tăng trưởng lần lượt là 2%, 16% và 23% cũng giúp ngành hàng này tăng trưởng.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của kinh tế châu Âu và kết nối các chuỗi cung ứng giúp bình thường hóa các hoạt động xuất khẩu đã giúp ngành hành khăn dần hoạt động ổn định trở lại với sự tăng trưởng nhẹ 7% về doanh thu.
Cao điểm tiêu thụ của Everon là vào nửa cuối năm.Với kết quả kinh doanh nửa đầu năm, lãnh đạo công ty tin tưởng sẽ hoàn thành mục tiêu đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 là doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 70 tỷ đồng.
Tái định vị thương hiệu Everon, mở rộng sang phân khúc “Home fashion”
Thị trường chăn ga gối đệm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu, chuỗi cửa hàng trong lĩnh vực này. Do đó, mặc dù đang là thương hiệu dẫn đầu thị trường, đạt ược mức độ nhận biết top-of-mind (cao nhất) với các khách hàng tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM, song Everon cũng đang gặp không ít thách thức trong việc duy trì vị thế này.
Hiện nay, Everon đang đứng trước bài toán chung của nhiều thương hiệu lâu đời khác - dần mất đi vị thế người dẫn đầu và sự kết nối với tập người tiêu dùng mới trẻ trung hơn.
Theo thông báo của Everpia, ngày 11/8, Everpia vàVMLY&R Việt Nam (Agency chuyên tư vấn về thương hiệu và trải nghiệm khách hàng) đã chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác Xây dựng chiến lược tái định vị cho thương hiệu chăn ga gối nệm Everon.
Việc tái định vị lại thương hiệu Everon - dự kiến diễn ra trong năm 2023 - với 2 mục tiêu chiến lược chính.
Thứ nhất, làm “hồi sinh”, làm mới lại thương hiệu Everon nhằm tăng cường sự kết nối và sức hấp dẫn của thương hiệu này với thế hệ Millennials (nhóm nhân khẩu học có năm sinh từ 1981 đến 1996).
Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm cũng như sự cạnh tranh về định vị thương hiệu. Theo đó, Everon dự kiến sẽ phát triển sang các mặt hàng đồ dùng trong gia đình làm từ vật liệu vải (home textile), hướng tới trở thành một thương hiệu home fashion. “Home fashion” là khái niệm ngành còn khá xa lạ với thị trường Việt Nam, bao gồm các sản phẩm nội thất, vật liệu, dụng cụ, đồ trang trí, phụ kiện ... được sử dụng trong gia đình, mang lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trong đó, chăn ga gối, cùng các sản phẩm làm từ vật liệu vải vóc (gọi chung là home textile) là danh mục sản phẩm chiếm thị phần lớn trong ngành này.
Vài năm qua thị trường Việt Nam đã chứng kiến những lần tái định vị của nhiều thương hiệu lớn nhỏ với các mức độ thành công khác nhau. Tuy nhiên, tham vọng như Everon khi đặt mục tiêu cải tổ sâu rộng và mở rộng danh mục kinh doanh vẫn là trường hợp hiếm thấy.
Song song cùng với chiến lược thương hiệu, Everon cũng cho biết sẽ đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển sản phẩm và chất lượng của các kênh phân phối. Đối với thương hiệu chăn ga gối đệm, lần tái định vị này không chỉ là sự cải cách về mặt thương hiệu, mà còn đưa ra những chỉ dẫn quan trọng cho định hướng kinh doanh và tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp.

-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới