
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Lợi nhuận trước thuế của Vicem 9 tháng đạt 1.452,8 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021, bằng 85,2% kế hoạch năm. |
Tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị với Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, kế hoạch quý IV/2022, Tổng giám đốc Vicem, ông Lê Nam Khánh nhấn mạnh: Ngành Xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá nguyên nhiên liệu tăng cao, trong đó, than nhập khẩu tăng 95% trong 9 tháng đầu năm, hiện ở mức 496 USD/tấn; than trong nước của TKV tăng 3 lần, tổng cộng tăng 30 - 40% nhưng không có nguồn, bởi ưu tiên cho điện.
Không chỉ thiếu nguồn cung than, giá tăng mạnh, việc sử dụng than cám phẩm cấp thấp hơn thiết kế khiến việc sản xuất xi măng thêm khó khăn.
"Các lò quay trước đây được thiết kế, lắp đặt để sử dụng than cám 3b,3c, có lò sử dụng than 3a, nhiệt trị 7.000 kcal. Nhưng nay nguồn than đó không còn, phải sử dụng than 4a, 4b, nhiệt trị thấp hơn yêu cầu thiết kế khiến vận hành lò thách thức, gây bết dính, định mức tiêu hao tăng lên, năng suất lò giảm đi do sử dụng than nhiệt trị thấp", ông Khánh nêu.
Mất cân đối cung cầu xi măng, dư cung lớn gần 40 triệu tấn cũng tạo thêm nhiều áp lực trong tiêu thụ.
Hiện, công suất sản xuất xi măng hơn 107 triệu tấn/năm theo thiết kế, nhưng thực tế sản xuất lên đến 120 triệu tấn/năm), tiêu thụ nội địa đạt 63 - 65 triệu tấn nên cạnh tranh giữa các thương hiệu xi măng ngày càng khốc. Thị trường xuất khẩu gặp khó do nhập khẩu xi măng, clinker của Trung Quốc giảm (thực hiện chính sách “Zero Covid”); giá cước vận chuyển xi măng tăng cao...
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường xi măng, Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai Chương trình đổi mới - sáng tạo, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sửa chữa, cải tạo, xử lý “nút thắt” dây chuyền, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng cường sử dụng tro, xỉ, thạch cao nhân tạo, nhiên liệu thay thế như đốt rác và sử dụng bùn thải.
Kết quả, 9 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng rác thải được sử dụng tại 4 đơn vị của Vicem (Bút Sơn, Hà Tiên, Hạ Long, Sông Thao) là 152.880 tấn, tương ứng tỷ lệ tiêu hao nhiệt bình quân là 21,06% theo sản lượng clinker thực tế khi đốt rác; sử dụng 89.216 tấn bùn thải, thay thế 6,29% sét; sử dụng 2,193 triệu tấn tro, xỉ làm phụ gia; tổng khối lượng thạch cao nhân tạo được sử dụng thay thế một phần thạch cao tự nhiên là 102.272 tấn, Vicem Hạ Long sử dụng 100% thạch cao nhân tạo.
Hoạt động sản xuất và bán hàng tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng sản xuất clinker đạt 15,61 triệu tấn, tương đương 71,9% kế hoạch năm 2022; sản xuất xi măng đạt 18,56 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 20,88 triệu tấn, bằng 70,9% kế hoạch năm 2022, trong đó tiêu thụ xi măng (gồm xuất khẩu) đạt 18,5 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.452,8 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 85,2% kế hoạch năm 2022. Nộp ngân sách 9 tháng năm 2022 đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 13,2% so cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, quá trình phát triển còn dài và nhu cầu tiêu thụ xi măng còn lớn. Bộ trưởng lưu ý các doanh nghiệp sản xuất xi măng quan tâm đến bảo vệ môi trường, quá trình đầu tư xây dựng triển khai đúng quy định, chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực.
Thực hiện cam kết tại COP26, đến năm 2050 phát thải ròng của Việt Nam bằng 0, ngành xi măng trong đó có Vicem cần có kế hoạch, chiến lược triển khai thực hiện quyết liệt nhiệm vụ này, giảm mức phát thải theo từng lộ trình cụ thể.
Bộ trưởng yêu cầu, Vicem rà soát lại các kế hoạch, chiến lược Tổng công ty; quy chế làm việc, phối hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, theo chức năng nhiệm vụ. Rà soát kịch bản kinh doanh từ nay đến cuối năm 2022, để có phương án cụ thể, trong đó đánh giá tính khả thi và có giải pháp triển khai phù hợp, bám sát thực tế diễn biến thị trường. Đồng thời chuẩn bị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.



-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort