Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Long An dẫn đầu ĐBSCL về thu hút đầu tư
Ngọc Tuấn - 14/10/2013 14:05
 
Tại Hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp vừa tổ chức tại Long An, ông Võ Thành Phi, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Long An cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Long An tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về thu hút đầu tư. Doanh nghiệp ĐBSCL kiến nghị cơ cấu lại nợ

Cụ thể, trong 9 tháng, Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 61 dự án thứ cấp, trong đó có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư hơn 174 triệu USD.

Qua 9 tháng, Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An đã cấp
giấy chứng nhận đầu tư cho 61 dự án thứ cấp

Các doanh nghiệp trong nước đầu tư 2.134 tỷ đồng và thuê lại 60 ha đất cùng 40.000 ha nhà xưởng tại các khu công nghiệp. Phần lớn dự án FDI đầu tư vào Long An đến từ Nhật Bản, chiếm tới 70%.

Long An hiện có 28 khu công nghiệp, với diện tích 10.200 ha.

Trong đó, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 24 khu công nghiệp, với hơn 8.000 ha và 4 khu công nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư.

Tổng vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp khoảng 77 triệu USD và 34.000 tỷ đồng.

Tới nay, các khu công nghiệp tại Long An đã thu hút 766 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 252 doanh nghiệp FDI, 514 doanh nghiệp đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 1.706 triệu USD và 27.617 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã cho thuê được 1.233 ha đất công nghiệp thương phẩm và 406.000 m2 nhà xưởng.

Ông Võ Thành Phi cho biết, trong số 766 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp Long An có 360 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà xưởng.

Theo đánh giá của lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Long An, quá trình phát triển khu công nghiệp tại Long An còn một số hạn chế, như chất lượng quy hoạch chưa tốt, phát triển quá nhanh về số lượng, đầu tư phát triển còn dàn trải, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp chưa cao, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục, hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện…

Đặc biệt, việc quản lý các khu công nghiệp theo cơ chế “một cửa” và hành lang pháp lý cho phát triển khu công nghiệp còn nhiều bất cập.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư