
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
![]() |
KCN Việt Phát đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư. |
Hai khu công nghiệp… hồi sinh
Ông Nguyễn Anh Việt, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An cho biết, theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Long An có 32 KCN với diện tích hơn 11.500 ha. Thế nhưng, mới có 16 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích chưa đầy 3.900 ha. Số còn lại vẫn chưa triển khai, hoặc đầu tư dở dang, chậm tiến độ…
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây đã có 2 khu được… hồi sinh, đó là KCN Việt Phát và KCN An Nhựt Tân, nhờ những động thái quyết liệt đốc thúc tiến độ triển khai của chính quyền địa phương.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư tại lễ khởi công KCN Việt Phát mới đây, ông Lê Thành, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân Thành Long An cho biết: “Dự án có tổng diện tích 1.800 ha này đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư”.
Trong khi đó, Dự án KCN An Nhựt Tân đã được khởi công xây dựng trong tháng 6/2020. Dự án này tọa lạc tại xã Tân Bình, huyện Tân Trụ, có diện tích 119 ha, do Công ty TNHH An Nhựt Tân làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1.360 tỷ đồng.
Theo chủ đầu tư, đây là dự án KCN và đô thị kiểu mới, theo hướng xanh, sạch, bền vững, được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, cũng như góp phần đón đầu “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ngành chức năng, nguyên nhân chính làm các dự án khu công nghiệp chậm tiến độ là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; một số chủ đầu tư có năng lực tài chính yếu, nhưng trách nhiệm chưa cao trong thực hiện dự án…
“Thời gian tới đây, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường rà soát, phân loại để có hướng xử lý đối với từng dự án cụ thể”, ông Việt cho biết.
Gỡ khó các dự án chậm triển khai
Theo ngành chức năng tỉnh Long An, hiện còn 4 KCN chưa đi vào hoạt động, mỗi khu có những khó khăn, vướng mắc riêng. Các vấn đề này đã được tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền của tỉnh xem xét, hỗ trợ.


Cụ thể, vướng mắc tại KCN Nam Thuận (diện tích hơn 308 ha) là một số hộ chưa nhận tiền đền bù, chưa bàn giao đất cho chủ đầu tư để triển khai thi công. Với dự án này, tỉnh tập trung rà soát, điều chỉnh lại tỷ lệ, phạm vi cắt ranh; khẩn trương lập và trình phê duyệt phương án giá đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để làm cơ sở triển khai thực hiện…
Với KCN Thủ Thừa (diện tích hơn 188 ha), vướng mắc ở công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư đang lên kế hoạch khởi công xây dựng. Do đó, tỉnh tập trung rà soát, bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất; tiếp tục thực hiện vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
KCN Hựu Thạnh (diện tích hơn 524 ha) cũng vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỉnh yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương rà soát công tác đo đạc, kê biên, kiểm đếm bắt buộc hoặc thuộc diện vắng chủ; tập trung giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt, trong đó ưu tiên hoàn chỉnh khu tái định cư để bố trí cho người dân bị thu hồi đất.
Với dự án KCN Tân Phú (hơn 105 ha trong giai đoạn I), vướng mắc lớn nhất là đường vào khu nhỏ, nên khó đáp ứng được nhu cầu lưu thông và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp khi dự án đi vào hoạt động. Do đó, tỉnh tập trung hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư xây dựng đường vào KCN.
Đối với các dự án đang tiến hành thủ tục đất đai thì tích cực hỗ trợ nhà đầu tư trong thực hiện thủ tục; những dự án chậm triển khai vì lý do chủ quan của nhà đầu tư thì tiến hành rà soát lại các cơ sở pháp lý, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý dự án theo đúng quy định của pháp luật, kể cả việc thu hồi dự án, thu hồi đất.
“Ngành chức năng sẽ tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để giải quyết những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh. Đối với những vướng mắc, cơ chế thuộc thẩm quyền của Trung ương thì kịp thời phản ánh để có hướng dẫn, tháo gỡ…”, ông Việt cho biết.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025 -
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn