-
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả
- Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn
- Hà Nội phấn đấu hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số
- Thúc đẩy phát triển 48.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương
- Bắt đầu khai phá thị trường công nghiệp bán dẫn 1.000 tỷ USD
- Tiềm năng hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ về bán dẫn và AI là vô cùng lớn
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. |
Tiếp tục phiên họp thứ 38, chiều 8/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (Dự thảo).
Dự thảo gồm 8 chương, 73 điều, trong đó dành một chương (chương V) quy định về công nghiệp bán dẫn.
Tờ trình dự án luật nêu rõ, công nghệ số bao gồm các công nghệ mới mang tính đột phá, tác nhân chính tạo ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra chuyển đổi số và kinh tế số. Do đó, Việt Nam cần sớm xây dựng chính sách đột phá nhằm thúc đẩy công nghiệp công nghệ số trở thành công nghiệp mũi nhọn, kịp thời nắm bắt xu thế phát triển công nghệ (như trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn); thu hút, đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu vào Việt Nam.
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng với các cơ chế, chính sách ưu đãi, quy trình, thủ tục thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp đổi mới sáng tạo số, thúc đẩy Make in Viet Nam. Tuy nhiên, việc ban hành luật vẫn bảo đảm không làm thay đổi trách nhiệm, không chồng lấn chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành theo lĩnh vực được phân công.
Đề cập nội dung cơ bản của Dự thảo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, dự thảo luật đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số thông qua ưu tiên đầu tư, thuê mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong nước; phát triển thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp công nghệ số; ưu đãi cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của doanh nghiệp; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp công nghệ số.
Bộ trưởng cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, căn cứ trên tình hình thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung nội dung về tài sản số, AI và điều chỉnh nội dung “vi mạch bán dẫn” thành “bán dẫn”.
Theo đó, công nghiệp bán dẫn là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số, tương đối hoàn chỉnh mang tính vật lý cao, có quy mô đủ lớn. Dự thảo Luật quy định Chương “Công nghiệp bán dẫn” thay cho “vi mạch bán dẫn” nhằm bảo đảm tính bao quát, tổng thể, đầy đủ các công đoạn của hoạt động công nghiệp bán dẫn, phù hợp với mục tiêu, đối tượng quản lý và đồng bộ với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.
Tờ trình đầy đủ dự án luật nói rằng, công nghiệp bán dẫn là một nội dung rất quan trọng trong bối cảnh công nghiệp bán dẫn trở thành ngành công nghiệp chủ chốt có vai trò ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế, xã hội; đồng thời nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư khi rất nhiều tập đoàn toàn cầu lớn bày tỏ quan tâm mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Xác định rõ công nghiệp bán dẫn là một hoạt động quan trọng trong công nghiệp công nghệ số, dự thảo Luật đưa ra các quy định về nguyên tắc, phân loại hoạt động, cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên hơn cho phát triển công nghiệp bán dẫn.
Thẩm tra, Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển công nghiệp công nghệ số, có vai trò chủ chốt, quan trọng trong phát triển kinh tế và là tiêu điểm, thu hút nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, bởi là công nghiệp nền tảng để thúc đẩy các ngành khác như điện, điện tử, tự động hóa, viễn thông… Đây là lĩnh vực đặc thù đang có sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới thời gian qua.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển bởi hệ thống chính trị ổn định, sở hữu vị trí chiến lược trong chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu và là địa điểm lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn gia nhập thị trường bán dẫn đang phát triển nhanh trong khu vực; có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn và có trữ lượng đất hiếm cao.
Vì vậy, Ủy ban thẩm tra cho rằng cần phải có quy định về ngành công nghiệp bán dẫn ở trong Luật để thúc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực quan trọng này, Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho hay.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, với tầm quan trọng của công nghiệp bán dẫn thì nên nghiên cứu, cân nhắc có chính sách ưu đãi đặc thù, vượt trội hơn nữa so với quy định như dự thảo Luật hiện nay.
Đồng thời, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm một số quy định về chính sách, ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học (nguồn nhân lực) của ngành như: hỗ trợ nhà (bán nhà giá ưu đãi hoặc cấp nhà miễn phí); kéo dài thêm thời gian miễn thuế thu nhập cá nhân,…; nghiên cứu bổ sung quy định tỷ lệ sử dụng sản phẩm bán dẫn do doanh nghiệp nội địa sản xuất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (tạo thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, Ủy ban thẩm tra cho rằng lĩnh vực này cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật như cung cấp điện ổn định, công suất lớn, điện sạch, nước sạch… Do đó, cần nghiên cứu và có quy định dẫn chiếu pháp luật có liên quan, bảo đảm cung cấp đầy đủ hạ tầng điện, nước đáp ứng yêu cầu cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn.
Nhiều ý kiến cho rằng qua thực tế khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ chủ yếu tham gia vào khâu nghiên cứu, thiết kế chip bán dẫn và lắp ráp, đóng gói sản phẩm và kiểm thử, chưa làm chủ được khâu sản xuất chip bán dẫn. Do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung một số quy định trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cao, chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị… theo lộ trình cho phía Việt Nam - báo cáo thẩm tra nêu.
-
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị