-
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm
VN-Index kết thúc tuần trước ở mức 1.230,48 điểm, giảm tới 1,92% với khối lượng giao dịch tăng 24% và bằng 70% mức trung bình. Thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố tỷ giá khi chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh liên tục neo cao ở mốc 108-109 điểm.
Bước sang phiên giao dịch ngày 13/1, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bị đè nặng trước việc chỉ số DXY tiếp tục lên cao. Các chỉ số chứng khoán nhanh chóng tụt xuống dưới mốc tham chiếu. Sau một giờ giao dịch, VN-Index có dấu hiệu phục hồi nhưng không đáng kể. Dòng tiền tỏ ra thận trọng, sự hồi phục chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu, khiến thị trường thiếu đi sự lan tỏa. Ngay sau đó, áp lực bán gia tăng trở lại và duy trì đến hết giờ giao dịch buổi sáng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tiêu cực trước những bất ổn của thị trường.
Đến phiên chiều, bất ngờ đã xuất hiện. Thị trường chịu áp lực bán mạnh sau giờ nghỉ trưa nhưng lực cầu bắt đáy xuất hiện ngay sau đó đã giúp hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu phục hồi. VN-Index đóng cửa trên mốc tham chiếu nhờ sự hồi phục rất tốt của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, có yếu tố dẫn dắt cao. Thanh khoản thị trường cũng có sự cải thiện hơn so với phiên cuối tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,17 điểm (0,42%) lên 1.235,65 điểm. HNX-Index tăng 0,13 điểm (0,06%) lên 219,62 điểm. UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,08%) lên 92,22 điểm.
Toàn thị trường có 344 mã tăng, trong khi có 313 mã giảm và 923 mã đứng giá/không giao dịch. Thị trường vẫn có 19 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn.
Tâm điểm của phiên hôm nay phải kể đến cổ phiếu CTG. Ngay từ đầu phiên giao dịch, CTG đã gặp sức ép lớn và giảm khá từ đó, gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư. Có thời điểm cổ phiếu này giảm đến gần 3,5% xuống mức 36.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường chung vào cuối phiên đã giúp CTG tránh được một phiên lao dốc. Cổ phiếu này nhanh chóng hồi phục trở lại và thậm chí còn đóng cửa trong sắc xanh. Chốt phiên, CTG tăng 0,53% lên 37.700 đồng/cổ phiếu.
Top cổ phiếu tác động đến VN-Index |
Sự hồi phục vào cuối phiên tập trung mạnh vào các cổ phiếu thuộc nhóm VN30, trong nhóm này ghi nhận 18 mã tăng giá trong khi có chỉ 7 mã giảm giá. Các mã như SSI, TCB, HPG... nhận được lực cầu mạnh và hồi phục rất tốt. Đây là những cổ phiếu có yếu tố thị trường cao và tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầ tư. Chốt phiên, SSI tăng 1,9%, TCB tăng 1,7%, HPG tăng 1,4%. TCB cũng là cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp 0,68 điểm. VCB tăng 0,55% và cũng đóng góp 0,68 điểm.
Ở chiều ngược lại, HVN dù nằm ngoài danh mục VN30 nhưng với mức giảm mạnh gần 3% nên là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,43 điểm. VPB, NVL, VIC, MSN... đều chìm trong sắc đỏ và tác động xấu đến VN-Index. NVL tiếp tục lao dốc khi giảm 4,33% và rời xa mệnh giá. NVL đóng cửa ở mức chỉ 9.490 đồng/cổ phiếu.
Sự hồi phục nhìn chung diễn ra khá tốt ở đa số các nhóm ngành cổ phiếu. Tại nhóm chứng khoán, trước sự dẫn dắt của SSI, các mã như BVS, FTS, CTS, HCM... cũng đều được kéo lên trên mốc tham chiếu. Nhóm cổ phiếu thủy sản cũng ghi nhận sự phục hồi của VHC, ANV, FMC hay ABT.
Nhóm đầu tư công tiếp tục gây chú ý khi giữ được đà tăng tốt bất chấp những thời điểm thị trường chung rung lắc. PLC tăng đến 4,2%, FCN tăng 2,5%, HHV tăng 2,2%...
Khối ngoại kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 5 |
Thanh khoản thị trường tiếp tục có sự cải thiện so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao địch đạt gần 520 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 12.119 tỷ đồng (tăng 8%), trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2.831 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 837 tỷ đồng và 613 tỷ đồng. FPT đứng đầu danh sách giao dịch toàn thị trường với 511 tỷ đồng. HPG, CTG và HDB đều giao dịch được trên 300 tỷ đồng ở phiên hôm nay.
Khối ngoại bán ròng khoảng 78 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, FPT vẫn bị khối ngoại bán ròng mạnh với 137 tỷ đồng. VPB đứng sau với giá trị bán ròng là 39 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất với 71 tỷ đồng. PDR cũng được mua ròng 25 tỷ đồng.
-
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đạt đỉnh vào quý III/2025 -
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam