Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Lùi thời điểm tăng lương sang đầu năm 2023 sẽ hợp lý hơn
Thế Hải - 19/04/2022 10:16
 
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10, việc lùi thời điểm tăng lương sang đầu năm 2023 là để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị một cách tốt nhất.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10, việc lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị nguồn lực tốt hơn.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10, lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị nguồn lực tốt hơn.

Doanh nghiệp vừa bắt đầu hồi phục sau 2 năm đại dịch thì gặp ngay "bão giá", chi phí đầu vào mọi thứ đều tăng rất mạnh do tác đông từ xung đột Nga - Ukraine, nếu thực hiện tăng lương ngay từ 1/7/2022, áp lực với doanh nghiệp sẽ cực lớn, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10 cho biết khi nói về thời điểm tăng lương tối thiểu vùng.

Trước đó, vào ngày 12/4/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 6%, tức thêm 180.000-260.000 đồng so với hiện nay. Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 4,68 triệu đồng; Vùng 2 lên 4,16 triệu; Vùng 3 đạt 3,64 triệu và vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau đó vài ngày, 8 hiệp hội đã cùng ký vào văn bản, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023, thay vì mốc đề xuất trên.

Theo các hiệp hội ngành hàng, năm 2020, 2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, họ thực sự rất khó khăn và kiệt quệ. 

Hơn nữa, tình trạng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, doanh nghiệp vẫn đang phải gồng mình đối phó với tình hình đó và kéo theo là tình trạng hậu Covid-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp.

Trong khi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020 và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người lao động và Nhà nước cũng đang nỗ lực kiểm soát lạm phát.

Trong câu chuyện với Baodautu.vn, ông Thân Đức Việt nói: "Về chủ trương tăng lương tối thiểu vùng là đúng và doanh nghiệp ủng hộ, chỉ có là thời điểm thì không nên tăng ngay từ 1/7 mà để sang đầu năm 2023, lùi lại 5 tháng thì hợp lý hơn, vì nhiều năm nay rồi, việc điều chỉnh tăng lương đều thực hiện từ 1/1 của đầu năm sau, quyết định tăng thì có thể ra trước".

"Các doanh nghiệp, trong đó có May 10, đều đã xây dựng kế hoạch tăng lương theo năm rồi, hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, mọi chi phí nguyên, nhiên vật liệu do ảnh hưởng toàn cầu đều tăng rất cao, nếu áp dụng ngay việc tăng lương từ 1/7 sẽ khó khăn cho doanh nghiệp cả về vấn đề niên độ lẫn câu chuyện về áp lực vì có thể doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp", ông Việt nói thêm.

Do đó, việc lùi thời điểm tăng lương sang đầu năm 2023 là để doanh nghiệp  có thời gian chuẩn bị một cách tốt nhất.

Năm 2021, đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của May 10. Đặc biệt, số lượng đơn đặt hàng Veston đã giảm 54% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid – 19). Bên cạnh đó, chi phí logistic, cước vận chuyển liên tục tăng cao, tình trạng thiếu container rỗng, sự cạnh tranh về lao động ngày càng gay gắt đã làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp.

Kết thúc năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp đạt 3.517 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 91,57 tỷ đồng tăng 12,5% so với cùng kỳ. Đáng nói, thu nhập bình quân người lao động trong doanh nghiệp đạt 8,36 triệu đồng/người/tháng.

Cần cân nhắc kỹ thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu
Đồng thuận với kế hoạch điều chỉnh tiền lương tối thiểu, nhưng ông Hoàng Quang Phòng giữ quan điểm, nên bắt đầu từ đầu năm 2023 thì phù...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư