
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường trên địa bàn TP.HCM ngày 1/7, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, so với ngày 30/6, tổng lượng hàng về các chợ đầu mối giảm 11% (chỉ khoảng 4.592 tấn/ngày đêm), tính đến sáng ngày 1/7.
Trong đó, nhóm mặt hàng rau củ quả trái cây giảm mạnh nhất, đến 11,6%.
Hiện chợ đầu mối Hóc Môn đã ngưng hoạt động. Lượng hàng hóa về hai chợ đầu mối còn lại giảm.
Cụ thể, tổng lượng hàng hoá nhập về chợ đầu mối Thủ Đức chỉ khoảng 2.848 tấn giảm 14,9%. Trong đó, lượng rau củ quả giảm mạnh nhất (hơn 19%), sau đó đến trái cây (giảm 9,2%).
Còn chợ đầu mối Bình Điền, tổng lượng hàng về chợ chỉ giảm 1,7% và lượng thịt gia súc giảm mạnh nhất (hơn 12%), chỉ còn 161,7 tấn.
Về các mặt hàng thiết yếu đa số có giá ổn định, ngoại trừ mặt hàng rau củ quả tại hai chợ đầu mối đều có sự khác biệt ở một loại.
Như tại chợ đầu mối Thủ Đức, bầu 16.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), bí đao 18.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), đậu cove trắng 20.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg).
![]() |
Tiểu thương sạp thịt heo tại chợ Phạm Văn Hai trước khi tạm ngưng hoạt động (Ảnh minh hoạ: Q.T). |
Còn tại chợ đầu mối Bình Điền, xà lách Đà Lạt 10.000 đ/kg (giảm 5.000 đ/kg), chanh 20.000 đ/kg (giảm 5.000 đ/kg).
Ở các chợ truyền thống, hầu hết các mặt hàng đều ổn định, chỉ riêng mặt hàng rau củ quả cũng có tình trạng giá tăng, giảm nhẹ tuỳ địa điểm.
Tình hình mua sắm tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn đều ghi nhận tăng 5% trong ngày 30/6 so với ngày 29/6 và tăng 20% - 25% so với ngày thường.
Việc luân chuyển hàng hóa trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn tạm đóng cửa hiện vẫn ổn định.
Các hệ thống phân phối đã làm tốt vai trò cung ứng đầy đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân trên địa bàn, đảm bảo liên tục, xuyên suốt.
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM khẳng định, hiện nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực – thực phẩm thiết yếu như rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị chủ lực của Thành phố với số lượng nhiều, giá cả được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định.
Do tình hình dịch bệnh tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp, có 93/234 chợ truyền thống tại TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động để kiểm tra, đánh giá lại điều kiện hoạt động trong tình hình vừa duy trì kinh doanh vừa đảm bảo phòng, chống dịch.

-
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển