
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Trong các món ăn ngày Tết đặc trưng nhất là bánh chưng, loại bánh này rất giàu năng lượng và có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu.
Mặt khác bánh chưng, cùng với dưa muối, thịt đông là những món ăn chứa một hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
![]() |
Những món ăn đa dạng ngày Tết rất hấp dẫn khẩu vị ăn uống của nhiều người. Còn đối với người bệnh thận thì nên ăn Tết thế nào? |
Các loại thực phẩm như tôm, cá khô, xúc xích, thịt bò khô cũng được hiện diện trong bữa ăn ngày Tết của nhiều gia đình. Các loại thực phẩm này có một hàm lượng muối cao, có một số thì quá nhiều chất béo như xúc xích nên cũng không tốt cho những bệnh nhân cần hạn chế muối và kiêng mỡ như bệnh thận.
Ngoài những món như đã nêu trên, các loại giò chả... cũng là những món có nhiều chất béo, hàm lượng protein khá cao. Do vậy, người suy thận cũng chỉ nên ăn một lượng rất hạn chế, khoảng 100 - 150g/24 giờ và có thể ít hơn nữa nếu các bệnh nhân suy thận có kèm theo tăng huyết áp, suy tim hoặc suy thận giai đoạn điều trị bảo tồn chưa phải lọc máu chu kỳ.
Thức ăn từ phủ tạng của động vật như óc lợn, gan, dạ dày và một số thức ăn như dưa giá, măng, dù là măng tươi hay khô, đều là những thực phẩm làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu, nên tránh dùng ở những người bị mắc bệnh thận có tăng acid uric (bệnh goute) đi kèm.
Riêng đối với nước và trái cây: Đây là loại thực phẩm được khuyên dùng nhiều trong những ngày Tết. Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với những người bình thường hoặc những người bị bệnh thận chưa có suy thận và đái ít.
Bởi vì khi đã bị suy thận, ăn nhiều trái cây như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, táo... có nguy cơ tăng kali máu. Khi kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh nếu như tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim.
Nước uống: nên dùng nước đun sôi để nguội. Lượng nước qua ăn hoặc uống vào hàng ngày bằng số lượng nước tiểu/24 giờ cộng thêm từ 400-500ml.
Nên hạn chế nước đối với những người bị phù nhiều hoặc tăng huyết áp. Tuyệt đối không uống rượu bia, không nên uống các loại nước ngọt có ga vì dễ gây các biến chứng về đột quỵ, nhất là người suy thận có tăng huyết áp.
Theo PGS-TS.Đỗ Gia Tuyển, nguyên Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, khi bệnh nhân chưa có suy thận, những thực phẩm có thể dùng như: các chất bột đường, các loại gạo, mì. Về lượng chất béo chỉ nên sử dụng 20 - 25g/ngày, trong đó đa số là dùng dầu thực vật. Chất đạm thì bổ sung thịt nạc, cá, sữa, đậu đỗ, lượng đạm nên duy trì 1,5 - 2g/kg/ngày.
Nên sử dụng sữa bột ít hoặc không có bơ để tăng cường protein và canxi. Các loại rau và trái cây có thể dùng như bình thường, nếu bệnh nhân đái ít, phù to hoặc có tràn dịch màng bụng, màng phổi thì cần hạn chế ngay cả khi người bệnh đang nằm viện điều trị.
Ăn kiêng là điều kiện sống còn với bệnh nhân suy thận. Chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào mức độ suy thận, nói chung cần phải giảm protein (đạm). Phải cung cấp đủ vitamin và các yếu tố vi lượng, các yếu tố tham gia quá trình tạo máu.
Bảo đảm được cân bằng muối nước, ít chua, đủ canxi và thấp phosphore. Những thực phẩm nên dùng: chất bột đường như các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
Chất béo dầu, mỡ, bơ chỉ sử dụng 35 - 40g/ngày, 2/3 có nguồn gốc thực vật. Cần giảm thịt nạc, cá duy trì khoảng 0,6g/kg thể trọng/ngày. Các loại hoa quả nên dùng loại chứa hàm lượng đường cao và hàm lượng kali thấp.
Với bệnh nhân suy thận mạn đã lọc máu chu kỳ, chế độ ăn của bệnh nhân lọc máu chu kỳ tuy có thể không nghiêm ngặt như trước khi lọc máu, nhưng cũng không được ăn uống như người có chức năng thận bình thường.
Khi bệnh nhân suy thận đã lọc máu chu kỳ thì sau một thời gian ngắn, lượng nước và muối dư thừa đã được điều chỉnh, và nhờ vậy nhiều trường hợp tăng huyết áp sẽ được điều chỉnh mà không cần dùng thuốc nữa.
Khi đó người bệnh không được tăng cân quá 1,5kg/giữa 2 lần lọc máu. Nếu cân nặng tăng quá nhiều, khi đó bắt buộc phải hạn chế lượng nước uống. Khi huyết áp trở về bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một lượng nhỏ muối nhưng phải rất cẩn thận.
Khi bệnh nhân suy thận đã được lọc máu, thận nhân tạo thải bớt ure, nên người bệnh có thể ăn vào một lượng đạm gần như người bình thường.
Ngoài đạm động vật: các loại thịt, cá, trứng (lòng trắng), cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh... nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa hàm lượng kali khá cao.
Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, phomát, cua, lòng đỏ trứng, rau quả khô vì khi phosphore trong máu tăng sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp dễ gây các biến chứng về xương và mạch máu.
Người lọc máu chu kỳ sẽ bị lọc bớt một số yếu tố vi lượng, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Do đó phải cung cấp thêm các yếu tố vi lượng này. Ngoài ra khi cung cấp đủ các yếu tố vi lượng sẽ làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị thiếu máu.
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế