-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Quý III/2019, doanh thu từ mảng hàng tiêu dùng của Digiworld tăng trưởng tới 560% so với cùng kỳ năm trước. |
Tăng trưởng ngoạn mục
Theo kết quả kinh doanh quý III/2019, doanh thu từ mảng hàng tiêu dùng của Digiworld tăng trưởng tới 560% so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể coi là tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước với bất cứ nhà kinh doanh nào. Riêng với Digiworld, đây còn là lĩnh vực hứa hẹn một dư địa mới cho sự bứt phá của doanh nghiệp trong tương lai, khi các mảng kinh doanh truyền thống đang có dấu hiệu dần bão hòa.
Chủ trương mở rộng sang mảng ngành hàng tiêu dùng bắt đầu được thực thi từ năm 2017. Trong đó, định hướng của doanh nghiệp này tập trung vào tiêu dùng nhanh và chăm sóc sức khỏe. Kỳ vọng của Digiworld vào mảng kinh doanh mới này không phải không có cơ sở, bởi theo số liệu thống kê từ Hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe có thể đạt 16,1 tỷ USD đến năm 2026, lớn gấp hơn 3,4 lần so với năm 2017.
Trong khi đó, bức tranh phân phối trong ngành hàng này đang rất phân mảnh với hơn 550 nhà phân phối lớn nhỏ và trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong ứng dụng công nghệ, thì Digiworld có ưu thế hơn ở khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối.
Ngoài ra, Digiworld đã có 20 năm kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm công nghệ, nên doanh nghiệp này xây dựng được nền tảng quản trị hệ thống phân phối, quản lý bán hàng. Cụ thể, Digiworld đã xây dựng hệ thống hoạch định nguồn lực kinh doanh ERP (Enterprise Resource Planning) từ những năm 2000 và các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng logistics hiệu quả.
Đại diện của Digiworld chia sẻ, hệ thống ERP đã giúp Digiworld nâng cao hiệu quả vượt bậc trong quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực (nhập trước bán trước), nhờ đó, doanh nghiệp có thể ra quyết định nhanh để tối ưu lợi nhuận. Điều này giúp giảm bớt công việc thủ công của tất cả các bộ phận, từ đó nhân viên sẽ tập trung vào những việc phức tạp và đòi hỏi nhiều về kỹ năng mềm của họ hơn. Theo đó, ERP không chỉ giúp Digiworld quản lý hiệu quả các chi phí, cải thiện đáng kể khả năng sinh lời ngay cả trong ngành kinh doanh vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp, mà còn tạo ra lợi thế lớn khi lấn sân sang ngành hàng khác, như thời gian giao hàng nhanh, chính xác và chi phí hợp lý.
Tại thời điểm tung quân vào lãnh địa hàng tiêu dùng, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc của Digiworld cho biết, chiến lược của Digiworld là sẽ chọn những sản phẩm chất lượng chưa được khai phá hết tiềm năng để đầu tư. Thị trường này đang cần một nhà trung gian, một kênh phân phối đủ rộng và đủ năng lực xây dựng thương hiệu để nhiều người biết đến và tăng trưởng tốt hơn.
Sức kéo chưa đủ mạnh
Tốc độ tăng trưởng 560% đối với hàng tiêu dùng có thể là một con số dễ gây ấn tượng mạnh, nhưng thực tế, giá trị tuyệt đối chỉ đạt 66 tỷ đồng - con số quá nhỏ bé nếu so với doanh thu thuần 2.615 tỷ đồng của toàn Công ty.
Như vậy, kỳ vọng mảng hàng tiêu dùng có thể đóng góp một tỷ lệ đáng kể nào đó trong kinh doanh của Digiworld vẫn ở thì tương lai không gần. Trong khi “mảnh đất mới” chưa thể đủ lớn để nuôi dưỡng doanh nghiệp, thì Digiworld vẫn còn phải trông đợi ở những ngành hàng truyền thống vốn là chỗ dựa cho doanh nghiệp này trong suốt 20 năm qua.
Trong số các mảng còn lại, mảng phân phối Đoàn Hồng Việt vẫn là “điểm tựa” đáng kể nhất cho Digiworld, với tốc độ tăng trưởng 80% trong quý III/2019. Cơ cấu ngành này chiếm tỷ trọng khá lớn, với giá trị doanh thu đạt 1.015 tỷ đồng, chiếm 38,8% doanh thu thuần quý III/2019. Đây mới chính là “cỗ máy cái” kéo tăng trưởng doanh thu chung cho cả Tập đoàn, với mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (51%) toàn Công ty. Trong khi đó, một số ngành có tốc độ tăng trưởng chậm hơn mức trung bình là mảng máy tính xách tay và máy tính bảng (tăng 32%), mảng thiết bị văn phòng (tăng 29%)…
Những động thái khởi đầu mở rộng sang mảng hàng tiêu dùng của Digiworld là việc thực hiện phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe Kingsmen (hồi tháng 8/2017) và mua lại Công ty TNHH CL với tỷ lệ chi phối 50,3% thông qua công ty con là Digiworld Venture (thực hiện quý III/2017). CL chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh cao cấp của Nhật Bản, như kem đánh răng Kodomo, kem tẩy trắng răng Zact Lion, bàn chải đánh răng Systema, nước giặt quần áo Essense, bột giặt Bio Zip, nước rửa chén Bubbi King…
Sau đó, Digiworld đã có một số chương trình hợp tác phát triển mảng hàng tiêu dùng, với hoạt động đáng chú ý nhất là việc ký kết hợp tác cùng Tập đoàn Nestlé hồi đầu năm 2019. Theo đó, Digiworld là tổng phân phối các sản phẩm dinh dưỡng y học của Nestlé.
-
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử