
-
Dẫn đầu về doanh số giao dịch thẻ quốc tế, VPBank được Mastercard vinh danh tại 5 hạng mục giải thưởng lớn
-
Nâng cao công tác điều tra, xét xử, thu hồi tài sản với tội rửa tiền
-
Vàng duy trì ở mức cao, giá SJC cao hơn thế giới trên 17 triệu đồng/lượng
-
Thêm một điểm giao dịch mới của TPBank tại Hà Nội đi vào hoạt động
-
BAC A BANK chào bán 16 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 1 -
Vàng giảm trở lại phiên cuối tuần khi USD mạnh lên
Tạm dừng cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án
Sacombank ban hành công văn trên toàn hệ thống cho biết cần tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất, ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng gia tăng cao như xất khẩu, dịch vụ, logictics…
Đặc biệt, ngân hàng này cũng cho biết, sẽ không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua/xây/sửa bất động sản để ở.
![]() |
Trong khi đó, tại Techcombank, việc giải ngân các khoản vay mua bất động sản sẽ được tạm dừng cho đến hết quý I/2022, việc giải ngân sẽ tiếp tục thực hiện khi sang quý II/2022.
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho bất động sản lớn nhất toàn ngành.
Với dư nợ cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng 9 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 130.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 40% tổng dư nợ của ngân hàng.
Nếu tính cả các khoản vay cá nhân mua nhà, dư nợ cho vay liên quan đến bất động sản của ngân hàng này có thể lên tới 74% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng cho biết bất động sản là lĩnh vực mà Techcombank ưu tiên, ngân hàng có lợi thế, thị trường phát triển nhanh và có thể kiểm soát rủi ro.
Theo Tổng giám đốc OCB ông Nguyễn Đình Tùng, việc ngân hàng tạm dừng giải ngân ở lĩnh vực này là chính sách riêng biệt, nội bộ của từng tổ chức tín dụng.
Về chính sách điều hành chung thì NHNN chỉ có chủ trương kiểm soát chặt hoạt động cho vay bất động sản mà không dừng hoàn toàn.
Thực tế, trong những năm qua, NHNN luôn phát đi cảnh báo và kiểm soát chặt hoạt động cho vay bất động sản. NHNN đồng thời cũng yêu cầu các ngân hàng dành ra một tỷ lệ nhất định trong tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực này nhằm giảm rủi ro.
Tổng giám đốc OCB cho biết, tỷ lệ cho vay bất động sản của OCB hiện nay dưới 8% tổng dư nợ và ngân hàng vẫn đang giải ngân bình thường, chỉ cần khách hàng có đủ điều kiện vay, room tín dụng vẫn còn.
Động thái trên của các ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng.
Trước chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của NHNN, nhiều ngân hàng tạm dừng việc giải ngân các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản trong ngắn hạn.
Tín dụng chảy vào bất động sản bao nhiêu?
Theo NHNN, tín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 18-20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Con số này tương đương với quy mô khoảng 600.000 - 670.000 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tín dụng bất động sản, cho vay mua bất động sản để sử dụng chiếm 68%, còn lại là kinh doanh bất động sản. NHNN mới đây cũng công bố, tính đến tháng 11/2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản tăng 12% so với năm 2020.
Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tín dụng bất động sản có xu hướng giảm về tỷ trọng những năm gần đây, từ mức 26% của năm 2018 xuống 11,89% năm 2020.
Ngân hàng nhà nước đã có chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, vào những khách hàng lớn, dự án lớn, các dự án BOT, BT giao thông.
Trong năm 2022, NHNN sẽ hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế tín dụng đen.
Với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực, chính đáng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao.
Phó thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú khẳng định, năm 2022, NHNN sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, cơ quan này sẽ siết chặt tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ.
Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính – ngân hàng cũng cho rằng, nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ…, thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát.
Đáng chú ý là tăng trưởng dư nợ đang trở lại sau thời kỳ giãn cách. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (GSO), tính tới 25/3, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 4,03%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Riêng trong tháng 1/2022, tăng trưởng tín dụng đạt mức cao nhất trong 10 năm qua (tăng 1,9% so với cuối năm 2021). Đến tháng 2/2022, tốc độ giảm nhẹ do yếu tố mùa vụ (Tết nguyên đán), nhưng tín dụng lại tiếp tục phục hồi trở lại trong tháng 3/2022.
NHNN chi nhánh TP.HCM cũng cho biết, 3 tháng đầu năm 2022, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn (dự ước) tăng 3,65% và tăng 13,1% so với cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế.

-
Dẫn đầu về doanh số giao dịch thẻ quốc tế, VPBank được Mastercard vinh danh tại 5 hạng mục giải thưởng lớn
-
VietinBank “thắng lớn” tại các hạng mục giải thưởng của The Asian Banker
-
Nâng cao công tác điều tra, xét xử, thu hồi tài sản với tội rửa tiền
-
Vàng duy trì ở mức cao, giá SJC cao hơn thế giới trên 17 triệu đồng/lượng
-
Thêm một điểm giao dịch mới của TPBank tại Hà Nội đi vào hoạt động -
Thay đổi nhận thức người nắm “Tay hòm chìa khóa”, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt -
Ngân hàng tăng lãi suất huy động, đón đầu nới room -
Tín dụng, trái phiếu bất động sản diễn biến trái chiều; Vàng được kỳ vọng tăng -
Ngân hàng chính sách xã hội góp phần thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
BAC A BANK chào bán 16 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 1 -
Vàng giảm trở lại phiên cuối tuần khi USD mạnh lên
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”
-
Herbalife đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Para ASEAN Games 11