Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Mạnh tay trích lập dự phòng trước thềm sáp nhập, lợi nhuận BIDV 6 tháng giảm mạnh
T.L - 30/07/2019 08:54
 
Lợi nhuận trước thuế của BIDV 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4.772 tỷ đồng, giảm gần 4% so với cùng kỳ, chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh. Trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng, lợi nhuận của BIDV đứng sau Vietcombank, MB và Techcombank.
Lợi nhuận
BIDV đang nỗ lực xử lý nợ xấu trước thềm sáp nhập KEB Hana Bank

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV – BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019. Theo đó, lợi nhuận của BIDV chỉ bằng phân nửa lợi nhuận Vietcombank (9.706 tỷ đồng) và thấp hơn cả hai ngân hàng khối cổ phần tư nhân là MB và Techcombank.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của ông lớn này sụt giảm là trích lập dự phòng tăng mạnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 22.700 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng, song quan trọng nhất là lãi thuần tăng rất chậm (chỉ tăng 1,2%), đạt 17.683 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại hối và lãi từ hoạt động khác (nhiều khả năng là thu hồi nợ xấu) có mức tăng trưởng tốt là 68% và 49% nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là lãi từ hoạt động dịch vụ của BIDV cải thiện, tăng 14,4%, đạt lên 1.968 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của BIDV tuột dốc là chi phí rủi ro tăng mạnh. Riêng trong quý II, trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng 38%, ngốn 5.524 tỷ đồng lợi nhuận. Tính chung trong 6 tháng, trích lập dự phòng của ngân hàng tăng 7% lên hơn 10.700 tỷ đồng.   Như vậy, dự phòng rủi ro đã “ăn” tới gần 70% lợi nhuận của BIDV.

Việc mạnh tay trích lập dự phòng cho thấy, BIDV đang nỗ lực xử lý nợ xấu, làm sạch bảng cân đối tài sản trước thềm thương vụ bán vốn cho cổ đông chiến lược KEB Hana Bank.

Tại thời điểm 30/6/2019, nợ xấu của ngân hàng này vẫn lên tới 21.121 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu là 1,98%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần một nửa.   

Trước đó, tuần qua, Hội đồng quản trị BIDV đã có nghị quyết thông qua việc phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 15% vốn điều lệ cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc), giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng xuống còn 80,28%.  

Theo kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành, số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng và dùng để mở rộng một số lĩnh vực như tín dụng. Trong đó, nhà băng này sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, có phương án/dự án kinh doanh khả thi. Ngoài ra, BIDV cũng cho biết sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, SME và doanh nghiệp FDI...

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019, BIDV được cổ đông thông qua 4 phương án tăng vốn điều lệ, trong đó có chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ từ 34.187 tỷ lên 40.220 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank.

Chưa công bố báo cáo tài chính quý II tuy nhiên, BIDV hiện vẫn là ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng (cuối quý I).

Hiện BIDV vẫn là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất nhì hệ thống. Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của BIDV vượt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,5% lên 1,05 triệu tỷ. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,1% đạt 1,06 triệu tỷ.

Thương vụ M&A khủng: BIDV bán 15% vốn cho KEB Hana Bank với giá 882 triệu USD
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ bán 15% cổ phần cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với giá hơn 20.295 tỷ đồng, tức khoảng 882...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư