-
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành điện -
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược
Lỗ năm 2017 “bào mòn” gần hết vốn điều lệ
VHG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 với những con số gây choáng váng cho nhà đầu tư.
Cụ thể, trong quý IV/2017, VHG không có hoạt động kinh doanh nào được ghi nhận vào doanh thu. Trong khi đó, chi phí hoạt động tài chính là 841,9 tỷ đồng, bao gồm chi phí lãi vay 17,4 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2017, doanh thu của VHG đạt 16 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.164 tỷ đồng. |
Công ty chỉ có lãi từ các công ty liên doanh, liên kết 25,4 tỷ đồng. Sau khi cộng cả chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại là 58,5 tỷ đồng, thì VHG lỗ sau thuế 878 tỷ đồng.
Tình trạng này không phải lần đầu xuất hiện đối với VHG. Đây là quý thứ 6 liên tiếp, công ty này thua lỗ và là quý thứ 3 liên tiếp không có doanh thu.
Tại phần thuyết minh tài chính, VHG giải trình khoản chi phí hoạt động tài chính gồm lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn là 847,2 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay tại phần này chỉ ghi nhận 316 triệu đồng - “vênh” so với số liệu chi phí lãi vay 17,4 tỷ đồng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Lũy kế cả năm 2017, lỗ do thanh lý các khoản đầu tư của VHG là 950,5 tỷ đồng.
Mập mờ trong góp vốn, thoái vốn
Thời gian gần đây, VHG liên tục thực hiện đầu tư và thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp với giá trị khá lớn và đa phần thua lỗ. Trong giai đoạn đầu năm 2017, VHG đã liên tiếp báo lỗ do thanh lý các khoản đầu từ vào Công ty cổ phần Thủy sản Viễn Đông, Công ty cổ phần Cao su miền Nam…
Tại báo cáo tài chính quý III/2017 của VHG, mục “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết” vẫn ghi nhận giá trị 919,88 tỷ đồng, với các khoản góp vốn vào 4 công ty. Đến cuối quý IV/2017, các khoản đầu tư này đã không còn được ghi nhận giá trị, đồng nghĩa với việc VHG đã thoái vốn. Tuy nhiên, việc thoái vốn này lại không được ghi nhận cả trong doanh thu thuần, lẫn doanh thu từ hoạt động tài chính.
Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của VHG là 669,65 tỷ đồng, giảm 61% so với đầu kỳ; nợ phải trả 132 tỷ đồng, gấp 12 lần so với đầu kỳ; vốn chủ sở hữu 537 tỷ đồng, giảm 68% so với đầu kỳ.
So sánh khoản lỗ 847,2 tỷ đồng mà VHG giải trình nói trên, có thể thấy, VHG gần như mất toàn bộ vốn khi thực hiện thoái vốn tại các công ty này.
Điều đáng nói là, trong tháng 12/2017, VHG đã ra nghị quyết thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Tây Hồ Tây. Đây là khoản đầu tư có giá trị ghi sổ lên tới 729 tỷ đồng.
Theo Điều 135, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, việc quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty phải do Đại hội đồng cổ đông thông qua, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác. Tỷ lệ này cũng được quy định tương tự trong Điều lệ của VHG.
So sánh giá trị khoản đầu tư trên với tài sản tại ngày 30/9/2017 của VHG là 1.494 tỷ đồng, có thể thấy, khoản góp vốn này đã vượt tỷ lệ 35% trên, nhưng Hội đồng Quản trị của VHG đã tự ra Nghị quyết thông qua việc thoái vốn này.
Một điều cũng đặc biệt không kém là, Hội đồng Quản trị của VHG hiện gồm 5 người, trong đó, 3 người không sở hữu cổ phiếu VHG. Chỉ có ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị đang nắm giữ vỏn vẹn 100.000 cổ phần (tương đương 0,07% vốn) và Ủy viên Hội đồng Quản trị Khuất Duy Tiến nắm giữ 50.000 cổ phần (tương đương 0,03% vốn).
Tiếp đó, cuối tháng 12/2017, VHG đã tham gia góp vốn vào Công ty cổ phần Sản xuất ứng dụng công nghệ cao Thái Sơn, với tỷ lệ nắm giữ tối đa là 49%, nhưng không nói rõ về giá trị khoản góp vốn và không thông qua ý kiến cổ đông. Tại báo cáo tài chính quý IV/2017, VHG ghi nhận khoản đầu tư này trị giá 108,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, thông tin về doanh nghiệp trên khá mù mờ, thậm chí ngay cả website riêng của công ty cũng không có.
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2017, VHG đã thông qua tờ trình hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu VHG trên HOSE để chuyển sang đăng ký giao dịch trên UPCoM. Điều này đồng nghĩa với việc VHG sẽ không phải chấp hành các quy định về công bố thông tin nghiêm ngặt như trên HOSE. Do đó, với tình trạng kinh doanh bết bát như hiện nay, việc VHG có thể âm vốn chủ sở hữu, thậm chí “biến mất” là điều mà nhiều cổ đông nắm giữ cổ phiếu VHG đang lo ngại.
-
Tasco được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024 -
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam