Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Maritime Bank sáp nhập MDB với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1
Hà Tâm - 19/04/2014 10:18
 
Sáng nay (19/4), Ngân hàng TMCP hàng hải (Maritime Bank - MSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2014, trình cổ đông phương án sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB) với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
PG Bank thừa nhận sáp nhập để “né” thoái vốn
Mekong Bank đã “chốt” phương án sáp nhập
Hậu đổi tên, VietCapitalBank lại tính chuyện sáp nhập
Tuần này, hàng loạt ngân hàng bàn chuyện sáp nhập
Maritime Bank sẽ sáp nhập Ngân hàng Phát triển Mekong
  Nếu thương vụ MDB sáp nhập Maritime Bank trót lọt, ngân hàng sau sáp nhập sẽ nằm trong top 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam  
  Nếu thương vụ MDB sáp nhập Maritime Bank trót lọt, ngân hàng sau sáp nhập sẽ nằm trong top 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam  

Tại Đại hội đồng cổ đông của MSB sáng nay (19/4), ông Đào Trọng Khanh, Phó chủ tịch thường trực HĐQT MSB thừa nhận, ngân hàng xin nhập vào MSB là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB).

Hiện hai bên đã hoàn tất quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Nếu được cổ đông thông qua, ngân hàng sẽ xin NHNN phê duyệt. Lãnh đạo MSB cũng cho biết, thương vụ này được NHNN ủng hộ.

Tuy nhất trí phương án sáp nhập MDB, song nhiều cổ đông  MSB lo ngại việc sáp nhập sẽ làm nợ xấu của MSB tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:1 khi sáp nhập hai ngân hàng cũng khiến nhiều cổ đông không hài lòng.

Đầu tuần này, MDB cũng đã được cổ đông thông qua phương án sáp nhập vào MSB. MDB tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (An Giang) với thế mạnh là tín dụng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2008, MDB được chuyển  đổi thành ngân hàng đô thị với việc tăng vốn "khủng" trong thời gian siêu ngắn. Cụ thể, vốn điều lệ của MDB đã tăng từ 24,7 tỷ đồng vào năm 2005 lên đến 3.750 tỷ đồng hiện nay.

Nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình tăng vốn quá nhanh của MDB có yếu tố "ảo" và có công lớn của MSB. Hiện hai ngân hàng này có mối quan hệ khá phức tạp. Cụ thể, MSB đang nắm 10,16% vốn MDB, chưa kể khoản đầu tư ủy thác thông qua Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Tín Phát - TPF khoảng 282 tỷ đồng).

Ngoài ra, năm 2013, MDB đã mua 300 tỷ đồng trái phiếu của một công ty thành viên Tập đoàn Phát triển Việt Nam (V.I.D Group) - tập đoàn có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo Maritime Bank. Chưa kể, MDB vẫn đang nắm giữ 325 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MaritimeBank.

Nếu thương vụ diễn ra, ngân hàng sau sáp nhập sẽ nằm trong top 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (11.750 tỷ đồng) với một mạng lưới sâu rộng.  

Năm 2013, MSB đạt lợi nhuận trước thuế khá lớn (401 tỷ đồng), song vẫn không chia cổ tức cho cổ đông, lý do là phải trích lập dự phòng rủi ro. Cũng trong năm 2013, NHNN đã thanh tra toàn diện MSB và yêu cầu ngân hàng này phải trích lập dự phòng rủi ro cho nhiều khoản vay.

Năm 2014, mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng đặt ra khá khiêm tốn, chỉ 265 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế  giảm 34% so với năm 2013. Tổng tài sản dự kiến tăng 4% lên trên 112.000 tỷ đồng. Năm 2014, ngân hàng cũng vẫn trình kế hoạch không chia cổ tức cho cổ đông như năm 2013.  

Thêm ngân hàng nhỏ tự làm con mồi Thêm ngân hàng nhỏ tự làm con mồi

(Baodautu.vn) Kế hoạch mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng nhỏ MeKong Bank mà Maritime Bank muốn xin cổ đông thông qua có điểm tương đồng với thương vụ sáp nhập tự nguyện Southern Bank - Sacombank. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư