-
Vietjet tham dự triển lãm công nghệ lớn nhất của cộng đồng Pháp ngữ tại Paris -
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập
Thịt mát MEATDeli chế biến theo công nghệ châu Âu |
Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, De Heus Việt Nam sẽ tiếp quản mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, còn Tập đoàn Masan và đầu tư từ 600 - 700 triệu USD vào chuỗi cung ứng đạm động vật tại Việt Nam. Giao dịch là một phần của Bản ghi nhớ về Quan hệ Hợp tác (MOU) được hai bên ký kết vào tháng 9/2021: Masan MEATLife (MML) sẽ tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm thịt mát có thương hiệu còn De Heus sẽ ưu tiên cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi.
Đây là bước đi nằm trong chiến lược chuyển đổi sang mô hình FMCG, tập trung vào lĩnh vực thịt có thương hiệu của Masan MEATLife. Khởi đầu ở mảng thức ăn chăn nuôi với tên gọi Masan Nutri-Science, tháng 7/2019, công ty đã đổi tên thành Masan MEATLife để khẳng định chiến lược “đặt trọng tâm vào ngành thịt”.
Đẩy mạnh hợp tác để gia tăng hiệu suất chuỗi 3F
Theo đánh giá, thịt heo là mảng lớn nhất trong ngành F&B với thị trường có giá trị hơn 10 tỷ USD, lĩnh vực thịt gia cầm xếp thứ hai với quy mô 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường chưa được chuẩn hóa, còn rời rạc và có nhiều sản phẩm chưa an toàn cho sức khỏe. Phần lớn lượng thịt được tiêu thụ trên thị trường là các loại thịt không có thương hiệu, được giết mổ theo phương thức nhỏ lẻ và chưa đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
Trên cơ sở phát huy kinh nghiệm và thế mạnh cốt lõi của mỗi bên, Masan MEATLife và De Heus hợp tác chiến lược để thúc đẩy gia tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của mô hình chuỗi cung ứng tích hợp 3F (Feed-Farm-Food). Cụ thể, De Heus sẽ cung ứng lên đến 70% nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho trang trại của MML và ít nhất 2,8 triệu heo thịt cho các sản phẩm thịt mát và thịt mát chế biến của MML trong 5 năm tới.
Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên sẽ đảm bảo nguồn heo đầu vào với giá cả ổn định, chất lượng cao và chuẩn hóa để phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt ngon, an toàn với giá cả hợp lý. Với bước đi này, MML đã hoàn tất chuyển đổi trở thành công ty thịt có thương hiệu. Đồng thời, giao dịch nhất quán với tầm nhìn xây dựng hệ sinh thái phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, tích hợp từ offline đến online của Masan.
Phát triển nhanh chóng trong 3 năm qua, mảng kinh doanh thịt có thương hiệu của MML đang trên đà đạt doanh thu 200 triệu USD trong năm 2021 và biên EBITDA hai chữ số. Doanh thu thuần mảng thịt heo và thịt gà tích hợp (không bao gồm thức ăn chăn nuôi) đạt 3.330 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng 103,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 22% vào doanh thu thuần 9 tháng đầu năm của MML, so với 19,3% vào năm 2020. Quý III/2021 đánh dấu cột mốc quan trọng khi mảng kinh doanh thịt thương hiệu MEATDeli có quý đầu tiên đạt lãi ròng. Mục tiêu đến năm 2025, MML nắm giữ 10% thị phần thị trường đạm động vật trị giá 15 tỷ USD trên toàn quốc và đạt biên EBITDA trên 20%.
Trong thời gian sắp tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng danh mục thịt tươi thịt chế biến với các sản phẩm mới đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.
MEATDeli có mặt tại VinMart & VinMart+ |
Liên tiếp đầu tư mở rộng quy mô
Cuối năm 2018, Masan MEATLife hoàn tất mảnh ghép cuối cùng của chuỗi 3F với việc đưa tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam đi vào hoạt động và tung ra thị trường sản phẩm thịt mát MEATDeli. Sản phẩm mới này đã nhận được các phản ứng vô cùng tích cực khi theo một khảo sát của Nielsen vào năm 2019, 97% người tiêu dùng đồng ý sản phẩm thịt MEATDeli tươi ngon. MEATDeli đã liên tiếp đoạt các giải thưởng như “Tin & Dùng” năm 2019 và 2020, Top 10 Doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2021 - nhóm ngành Thực phẩm tươi sống, đông lạnh…
Tháng 10/2020, MML tiếp tục đưa tổ hợp chế biến thịt thứ 2 - MEATDeli Sài Gòn đi vào hoạt động tại tỉnh Long An nhằm phục vụ nhu cầu sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng ngày càng gia tăng của hàng chục triệu người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Masan cho hai tổ hợp chế biến thịt là hơn 2.800 tỷ đồng, công suất chế biến của mỗi tổ hợp vào khoảng 1,4 triệu con heo/năm.
Khách mua thịt heo sạch MEATDeli tại cửa hàng VinMart+ |
MML đã mở rộng danh mục sản phẩm, “lấn sân” sang thị trường thịt gia cầm thông qua việc rót vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% Công ty 3F VIỆT - doanh nghiệp nội địa có nền tảng sản xuất thịt gia cầm hàng đầu. Theo đánh giá của MML, thịt gia cầm đóng vai trò quan trọng thứ hai trong bữa ăn của gia đình Việt. Những hạn chế của thị trường này cũng tương tự như đối với thị trường thịt heo: năng suất thấp, vấn đề về chất lượng, thiếu sản phẩm mới và đột phá. Thỏa thuận nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt ngon, đa dạng, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại với giá cả hợp lý.
Công ty đang tiếp tục đẩy mạnh ra mắt các phát kiến mới trong danh mục thịt mát chế biến, thịt mát sơ chế và mở rộng xu hướng cao cấp hóa với sản phẩm thịt mát MEATDeli Premium.
Bên cạnh nền tảng sản xuất quy mô “khủng”, kênh phân phối hiện đại VinMart/VinMart+ dẫn đầu cả nước về điểm bán giúp các sản phẩm thịt mát của Masan MEATLife có lợi thế lớn trong khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Các sản phẩm thịt mát MEATDeli, gà tươi 3F đã có mặt hầu hết tại gần 2.500 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+.
“Bắt tay” với đối tác giàu kinh nghiệm, gia tăng sức mạnh cho thương hiệu Việt
Trước De Heus, Masap Group và các công ty thành viên đã có nhiều thương vụ hợp tác với các “ông lớn” giàu kinh nghiệm nhằm hoàn thiện các mảnh ghép chiến lược cho nền tảng “Point of Life”. Một số thương vụ có thể kể đến như Alibaba, Baring đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX, VinCommerce hợp tác với Lazada để thúc đẩy xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm trên kênh online, SK đầu tư 410 triệu USD vào VinCommerce
Ở chiều ngược lại, Masan đã đầu tư góp vốn 20% vào Phúc Long nhằm gia tăng sức mạnh cho thương hiệu trà và café hàng đầu Việt Nam, đồng thời tích hợp chuỗi F&B vào siêu thị mini để mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
-
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Doanh nghiệp đăng ký mới giảm ở các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp từ bão Yagi -
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập -
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22%
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong