-
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu -
Vosco lên kế hoạch đầu tư 8 tàu sau 11 năm chưa đầu tư đội tàu
Thương hiệu MEATDeli của Masan MEATLife đã trở nên phổ biến khi có mặt tại 1.606 điểm bán trên cả nước. Ảnh: Đức Thanh |
Quy mô mở rộng, mảng thịt mát vẫn lỗ
Kết thúc năm 2020, theo báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Masan MEATLife (MML), doanh thu thuần hợp nhất đạt 16.119 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2019. Đây là kết quả tích cực, bởi lẽ, không những Covid-19 làm sức mua sụt giảm, ngành chăn nuôi lợn trong nước còn phải ứng phó với dịch tả lợn châu Phi đã khiến thị trường thức ăn chăn nuôi cả nước giảm 18,2%, thị trường thịt giảm 17,5% so với năm 2019.
Báo cáo của Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cho biết, đóng góp vào kết quả này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của mảng thịt với doanh thu cả năm 2020 đã tăng 325% so với năm 2019. Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu thuần tăng lên gần 15% từ mức 3% của năm 2019.
Trong khi đó, doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2020 cũng ghi nhận sự phục hồi với việc tăng trưởng gần 3%, tổng sản lượng, sau khi liên tục giảm trong giai đoạn các năm 2017 - 2019 do ảnh hưởng bởi các bệnh dịch trên lợn diễn ra nối tiếp nhau khiến quy mô đàn lợn trong nước giảm mạnh.
Mặc dù là động lực tăng trưởng doanh thu chính, tuy nhiên, việc đẩy mạnh đầu tư, mở rộng mạng lưới phân phối cho mảng thịt cũng đang khiến MML chịu gánh nặng chi phí.
Tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị nợ vay của Công ty là 6.840,7 tỷ đồng, chiếm 38% tổng nguồn vốn và tăng 38% so với đầu năm. Nợ vay tăng mạnh chủ yếu ở khoản mục nợ ngắn hạn khi Công ty mở rộng mạng lưới phân phối dẫn đến gia tăng nhu cầu vốn lưu động.
Chi phí bán hàng cũng tăng 37% chủ yếu do tăng chi cho hoạt động của ngành thịt để mở rộng chuỗi cung ứng, tăng nhận diện thương hiệu.
Trong bối cảnh đó, mảng thức ăn chăn nuôi tiếp tục là trụ cột bù lỗ cho mảng thịt của Công ty. Tổng hợp các mảng kinh doanh, lợi nhuận thuần sau thuế của MML đạt 492,2 tỷ đồng trong năm 2020, trong đó, phần dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 263,34 tỷ đồng, tăng 128,3% so với năm 2019.
Dù lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhưng so với quy mô 17.957 tỷ đồng tổng tài sản và 8.463 tỷ đồng vốn chủ sở hữu (thời điểm cuối năm 2020), các chỉ số hiệu quả trên tổng tài sản, nguồn vốn của Masan Meatlife vẫn chưa cao, EPS chỉ đạt 810 đồng/cổ phần.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2021 tổ chức ngày 1/4/2021, HĐQT Công ty đã trình cổ đông kế hoạch doanh thu năm nay ở mức 21.000 - 23.000 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch doanh thu ngành thịt (bao gồm cả thịt gà) tăng trưởng 100% so với năm 2020. Mảng thức ăn chăn nuôi dự kiến tăng trưởng 15%. Đối với kế hoạch lợi nhuận, mục tiêu lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ từ 300 - 700 tỷ đồng.
Kế hoạch tăng trưởng doanh thu của MML được hỗ trợ bởi sự tăng năng lực sản xuất sau khi đưa vào vận hành tổ hợp chế biến thịt thứ hai từ tháng 10/2020, với công suất thiết kế 1,4 triệu con/năm và hoàn tất ở hữu 51% Công ty 3F Việt để mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm vào tháng 11/2020. Mảng thức ăn chăn nuôi được kỳ vọng tăng trưởng nhờ nhu cầu gia tăng khi việc tái đàn được đẩy nhanh trong giai đoạn hậu dịch bệnh.
Đối với lợi nhuận, kế hoạch cũng cho thấy kỳ vọng của Ban lãnh đạo MML khi tăng trưởng đáng kể so với kết quả 263,3 tỷ đồng của năm 2020.
Tuy vậy, việc đưa biên độ lợi nhuận tối thiểu/tối đa lên đến 130% cho thấy sự thận trọng nhất định trước biến số của thị trường, khi việc mở rộng đầu tư tương ứng sẽ tiếp tục làm gia tăng các chi phí tài chính, khấu hao, bán hàng... gia tăng áp lực lên lợi nhuận. Bên cạnh đó, những thách thức đến từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến khả năng phục hồi của thị trường thức ăn chăn nuôi hay giá các sản phẩm thịt sẽ tiếp tục biến động lớn, khó dự báo.
1 tỷ USD: Tham vọng đầy thách thức
Cuối năm 2018, MML tung ra thị trường sản phẩm thịt MEATDeli - sản phẩm thịt mát lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam, được sản xuất trong mô hình chăn nuôi khép kín từ thức ăn chăn nuôi - chăn nuôi - thực phẩm (3F).
Bước đi này được coi là đón đầu nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm cao cấp đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam nhờ thu nhập hộ gia đình cao hơn, ý thức về sức khỏe và những thay đổi trong lối sống hiện đại.
Với việc tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu thịt một cách bài bản, lãnh đạo Masan MEATLife từng chia sẻ mục tiêu sẽ chiếm lĩnh 10% thị phần mảng thịt với doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2022.
Kỳ vọng đó được hỗ trợ từ triển vọng thị trường rất lớn cho ngành hàng này. Báo cáo của CTCP Chứng khoán VNDirect cho biết, tại Trung Quốc - quốc gia có văn hóa ẩm thực tương tự Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn ấm giảm 22 điểm phần trăm xuống mức 55% trong giai đoạn 2010 - 2015, trong khi đó, tỷ trọng tiêu thụ thịt lợn mát tăng từ 10% lên 25%, còn thịt lợn đông lạnh tăng từ 12% lên 20%. Phân tích của VNDirect đánh giá xu hướng cao cấp hóa sản phẩm ngành thịt cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong 5 năm tới theo mô hình phát triển tại Trung Quốc.
Ngoài kỳ vọng từ thị trường, việc là công ty con của CTCP Tập đoàn Masan cũng được đánh giá là một lợi thế lớn của MML nhờ tận dụng giá trị thương hiệu và kết nối chuỗi giá trị của Tập đoàn.
Chẳng hạn, với yếu tố kênh phân phối và bảo quản thịt mát - việc đòi hỏi phải được lưu trữ lạnh ở 0ºC - 4ºC là một những khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới phân phối của MML, tuy nhiên, sau khi Tập đoàn Masan nhận chuyển nhượng Vincommerce (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi Vinmart và Vimart+) trong năm 2019, MML đã nhanh chóng mở rộng điểm phân phối nhờ việc đẩy mạnh đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi này thay thế sản phẩm thịt của các thương hiệu khác.
Báo cáo của HĐQT MML cho biết, tính đến cuối năm 2020, thương hiệu MEATDeli đã có mặt tại 1.606 điểm bán trong cả nước, trong đó có hơn 1.200 cửa hàng VinMart+ tại Hà Nội và TP.HCM, so với 664 điểm bán vào cuối năm 2019.
Thực tế cho thấy, dù mảng thịt của MML đã tăng trưởng rất nhanh và trở thành động lực tăng trưởng doanh thu chính của Công ty thời gian qua, nhưng có thể thấy, việc hoàn thành tham vọng 1 tỷ USD vào năm 2022 vẫn là bài toán khó khi mà doanh thu đến năm 2020 mới đạt khoảng 100 triệu USD (tương đương 10%) mục tiêu. Trong khi đó, MML sẽ còn rất nhiều việc phải làm để ứng phó, thích nghi với những xu hướng tiêu dùng mới. Và không chỉ có vậy, quan sát trên thị trường có thể thấy, áp lực cạnh tranh đang ngày càng gia tăng từ các đối thủ.
Trong những đối thủ của MML, C.P Việt Nam - thành viên của Tập đoàn đa ngành C.P Group (Thái Lan) được đánh giá là đối thủ đáng gờm. Trong khi mảng nông nghiệp của Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát Agri) sau nhiều năm tham gia thị trường cũng đang có được mức tăng trưởng rất đáng kể. Ngoài ra, THACO cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng nông nghiệp, trong đó có việc thành lập công ty sản xuất lợn giống và thức ăn chăn nuôi.
Xu hướng đầu tư vào mảng nông nghiệp nói chung và ngành thịt, thức ăn chăn nuôi nói riêng được đánh giá sẽ chưa dừng lại trước sức hấp dẫn đến từ tiềm năng tăng trưởng của thị trường. Sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, nguồn lực tài chính dồi dào trong một lĩnh vực có rào cản công nghệ, pháp lý không lớn sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh ngày ngày càng gay gắt. Trong khi các tên tuổi cũ tìm cách bảo vệ và mở rộng thị phần, thì các “tay chơi” mới sẽ đầu tư mạnh hơn để giành lấy thị phần.
Áp lực lợi nhuận sẽ lớn hơn khi dù đạt được mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong 2 năm trở lại đây, thì mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife chưa đem lại lợi nhuận do chi phí đầu tư ban đầu lớn và kịch bản này được dự báo tiếp tục duy trì trong năm 2021. Qua đó, MML được đánh giá đã bỏ qua một giai đoạn thuận lợi của thị trường khi nhiều doanh nghiệp trong ngành tận dụng rất tốt giai đoạn giá thịt lợn tăng mạnh để tăng trưởng lợi nhuận.
Masan tham vọng phát triển hệ sinh thái trên nền tảng Point of Life
Phát biểu khai mạc tại Đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) và 2 thành viên gồm Masan Consumer (UpCom: MCH) và Masan MEATLife (UpCom: MML), TS. Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: “Việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức chỉ chiếm 1% ngân sách tiêu dùng lên mức gần 25%. Kế hoạch 5 năm tới của Masan là xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng và tạo nên chuỗi giá trị to lớn. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu; nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%; đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ”.
Cùng chung quan điểm này, ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan đã chia sẻ lộ trình chiến lược xây dựng nền tảng Point of Life (POL) với việc hiện đại hóa kênh bán lẻ truyền thống, đẩy mạnh thương mại tích hợp từ offline đến online (O2O) giữa bán lẻ hiện đại và các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên khắp Việt Nam, Masan đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng trên một nền tảng “tất cả trong một” (one-stop shop), đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. “Masan đang nghiên cứu để phát triển mô hình bán lẻ nhượng quyền của CrownX, khắc phục mô hình bán lẻ phân mảnh hiện nay, xây dựng chuỗi cung ứng mới thông qua một nền tảng logistics cho tất cả”.
Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc của Công ty cổ phần The CrownX chia sẻ về tầm nhìn 2021 - 2025. The CrownX sẽ là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), Masan MEATLife (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt.
Đây sẽ là “bệ đỡ” phát triển hệ sinh thái sản phẩm tiêu dùng và mang lại lợi nhuận của Masan nói chung và Masan MEATLife nói riêng, tuy nhiên sẽ cần thời gian để chứng minh.
-
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Doanh thu tháng 10/2024 của Vĩnh Hoàn tiếp tục tăng 59%, lên 1.206 tỷ đồng -
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 cân đối để tối ưu dòng tiền -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025