
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
![]() |
Nhiều ngân hàng đang phải điều chỉnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị dịch bệnh ảnh hưởng. |
Cộng thêm lãi suất cho tiết kiệm online
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ngân hàng liên tục khuyến cáo khách hàng tăng cường sử dụng dịch vụ online. Một trong các dịch vụ được các ngân hàng khuyến khích nhiều hơn cả là gửi tiền online, vừa tiết kiệm thời gian, nhanh chóng, khách hàng lại có lãi suất cao hơn so với giao dịch tại quầy.
Cụ thể, Ngân hàng Bản Việt cộng thêm 0,5% lãi suất cho khách gửi tiết kiệm online. Đây là mức cộng thêm tối đa so với lãi suất gửi trực tiếp tại quầy, được Bản Việt áp dụng tùy kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
SCB là ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm online cao nhất cho kỳ hạn 6 tháng, từ 8,03-8,21%/năm (tùy số tiền gửi). Trong khi đó, nếu chọn hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, khách hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất 7,1%/năm cho kỳ hạn 6 tháng.
Tại Nam A Bank, lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 6 tháng là 8%/năm, cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với tiền gửi tiết kiệm truyền thống. Niêm yết trên mức 7%/năm cho các sản phẩm tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng còn có NCB và VietBank (7,7%/năm), VPBank (7,1 - 7,5%/năm), VIB (7,3%/năm), MSB (7,2 - 7,5%/năm), Eximbank và OCB (7,2%/năm), ACB (7-7,1%/năm), Viet Captial Bank (7,5%)…
Thực tế trên cho thấy, các ngân hàng đang nỗ lực huy động tiền gửi trong bối cảnh dịch bệnh khiến cầu tín dụng giảm. Một trong những lý do để các ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh huy động tiết kiệm là họ tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn để đáp ứng quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 40% hiện nay xuống còn 37% vào đầu tháng 10/2020. Mặt khác, các ngân hàng phải còn phải đáp ứng chuẩn Basel II.
Dù phải nỗ lực huy động tiền gửi, nhưng trong bối cảnh thị trường hiện nay, các ngân hàng khó có thể tăng cao lãi suất, đặc biệt là khi lãi suất cho vay đang phải điều chỉnh để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị dịch bệnh ảnh hưởng. Hơn nữa, các ngân hàng cũng không thể cắt giảm mạnh chi phí đầu vào, dù tín dụng giảm.
Lãi suất khó giảm thêm
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã sớm đưa ra chủ trương cắt giảm lãi vay. Song lãi suất cũng phải theo xu hướng thị trường, bởi bản thân ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp, nên khó có thể giảm lãi suất cho vay khi chi phí đầu vào khó sụt giảm.
- TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Dưới góc độ của một đơn vị tư vấn đầu tư, trong một báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, lãi suất năm 2020 nhiều khả năng ổn định, không tăng thêm so với cuối năm 2019. Nhưng mặt bằng lãi suất huy động nói chung vẫn duy trì ở mức như hiện tại, khó có khả năng giảm sâu tại các ngân hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vốn.
Một yếu tố khác có thể cản trở xu hướng giảm lãi suất là diễn biến lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối tháng 1/2020 đã tăng vọt lên 6,43% so với cùng kỳ, buộc Ngân hàng Nhà nước phải hết sức thận trọng với lượng tiền đã cung ứng ra thị trường thông qua hoạt động mua ngoại tệ trong năm 2019 (ước tính khoảng 20 tỷ USD, tương đương 450.000 tỷ đồng). Lượng tiền này đang được Ngân hàng Nhà nước hút ròng về thông qua hoạt động phát hành tín phiếu.
Về kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, không nôn nóng trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng không chủ quan trước áp lực lạm phát. Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, không thắt chặt quá mức gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, quan trọng là giữ nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô.

-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025