![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/07/lap-to-trien-khai-xay-dung-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan1738918317.jpg)
-
Lập Tổ triển khai xây dựng quy trình thủ tục hải quan
-
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự
-
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025
Ngoài việc tiếp tục phát triển xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,…năm 2019, ban lãnh đạo may Nhà Bè cho biết sẽ tham gia vào các thị trường được đánh giá là tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc,…nhằm cân đối lại thị trường xuất khẩu, tránh rủi ro khi tập trung quá nhiều vào một số thị trường.
Cùng với đó là kế hoạch tăng tỷ trọng hàng ODM (Original Designed Manufacturer, thiết kế sản phẩm gốc), kỳ vọng sẽ đóng góp từ 30-35% tổng doanh thu trong năm.
Đặc thù của ngành công nghiệp dệt may là cần nguồn lao động lớn. Trong khi đó, thị trường lao động được đánh giá liên tục biến động, đặc biệt là lao động khâu sản xuất hàng may mặc khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam để đón đầu Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nguồn nhân lực bổ sung ngoài ngành may nói chung và Nhà Bè nói riêng ngày càng khó khăn về chất và lượng, góp phần gây căng thẳng lao động cho doanh nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ngành dệt may và sức ép tăng lương tối thiểu vùng và các chi phí khác cho người lao động cũng sẽ tạo áp lực lớn cho Tổng công ty.
Tỷ giá cũng là rủi ro với Nhà Bè khi hầu hết nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đều được nhập khẩu.
Theo Báo cáo phân tích ngành dệt may của công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kì vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%.
Chứng khoán Phú Hưng ước tính, các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính thức có hiệu lực kì vọng sẽ hỗ trợ gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam không chỉ ở xuất khẩu mà còn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu.
Dù vậy, rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào khi ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu, chiếm 38% giá trị xuất nhập khẩu dệt may. Trong khi đó, CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Do đó, “các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP”.
Tổng doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường đạt khoảng 63,638 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.111 tỷ đồng, tăng lần lượt 11% và 28%. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận, theo sau là 2 doanh nghiệp dệt may có thương hiệu là May Việt Tiến, May Nhà Bè, 2 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là May Sông Hồng và dệt may Thành Công.
Biên lợi nhuận gộp trung bình các doanh nghiệp trong ngành là 17%, trong đó 2 doanh nghiệp là Vải sợi May mặc Miền Bắc và công ty Everpia có biên lãi gộp cao nhất do sản phẩm kinh doanh là ba lô, túi xách (đạt lần lượt 63% và 32%). Các doanh nghiệp dệt may quần áo có biên lãi cao hơn trung bình ngành bao gồm: may Sông Hồng (20%), may Nhà Bè (20%), dệt may Thành Công (19%), đầu tư thương mại TNG (18%) và Garmex Sài Gòn (18%).
Dù vậy, với may NHà Bè, Ban kiểm soát Tổng công ty cho rằng, đội ngũ lãnh đạo cần làm tốt hơn nữa công tác đánh giá hàng tồn kho để xử lý những vật tư hàng hoá không cần dùng hoặc tồn lâu năm để thu hồi vốn nhanh, tiến tới giảm lượng hàng tồn kho mức tối đa và giảm áp lực vay ngân hàng. Tỷ lệ giá trị hàng tồn kho là 30,28% trên tổng tài sản công ty mẹ và 27,86% với tổng tài sản hợp nhất.
Một số chỉ tiêu kinh doanh của may Nhà Bè qua các năm (Đvt: Tỷ đồng).
Chỉ tiêu |
Kết quả năm 2017 |
Kết quả năm 2018 |
Kế hoạch năm 2019 |
Tổng doanh thu và dịch vụ khác |
3.159 |
3.653 |
3.500 |
Tổng chi phí |
3.070 |
3.564 |
3.412 |
Tổng lợi nhuận trước thuế |
88.5 |
89.7 |
88 |
Lợi nhuận sau thuế |
74 |
73.8 |
74 |
Cổ tức |
25% |
25% |
20-25% |
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/haiyen/2019/05/02/chu-tich-hiep-hoi-det-may-neu-khong-co-ha-tang-dung-co-noi-moi-ai-vao-dau-tu-det-nhuom1556768360.jpg)
-
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp” -
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/2
-
2 TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng
-
3 Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
4 Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
5 Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service