-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
. |
Chuyển đổi phương thức kinh doanh
Thị trường CPTPP rất rộng lớn và nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu, nhưng Canada, Mexico, Pê-ru… đều khá mới mẻ với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam. Để nhanh chóng tiếp cận khách hàng mới hiệu quả, tại Phiên Hiến kế về doanh nghiệp và CPTPP trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chia sẻ kế hoạch chuyển đổi phương thức kinh doanh.
Sở hữu 6 nhà máy tại Thái Bình với công suất 12 triệu sản phẩm/năm, sử dụng 15.000 lao động, Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao MXP xác định, để nắm bắt tốt cơ hội từ CPTPP, phương pháp kinh doanh hiện đại có vai trò rất quan trọng.
“Gần đây, MXP đã chuyển đổi hình thức kinh doanh từ gia công sang làm hàng xuất khẩu theo FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, xuất khẩu trực tiếp) và đạt kết quả khả quan. Tất nhiên, để có bước chuyển đổi này, Công ty phải chuẩn bị vốn, nhân lực để phát triển sản phẩm, sản xuất hàng loạt; chuẩn bị công nghệ, nâng cấp, xây dựng hệ thống quản trị”, ông Trần Quang Hảo, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao MXP cho biết.
Trên thực tế, dù quy mô xuất khẩu khá lớn (năm 2018 đạt 36,1 tỷ USD, mục tiêu năm 2019 là 40 tỷ USD), nhưng dệt may vẫn bị định kiến là ngành tạo giá trị gia tăng rất thấp, bởi tỷ lệ các doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức gia công còn chiếm đa số.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, các phương thức may và xuất khẩu của Việt Nam hiện có tỷ lệ gia công lên đến 65%, trong khi xuất khẩu theo FOB là 25%, ODM (thiết kế sản phẩm gốc) là 9% và OBM (sản xuất thương hiệu gốc) chỉ chiếm 1%. Công nghệ dệt may chỉ ở mức trung bình; trình độ lao động dệt may thấp (lao động phổ thông chiếm đến 75,9%).
Như vậy, ngành dệt may Việt Nam gần như chỉ tham gia vào khâu cắt may sản phẩm - công đoạn tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Đối với ngành dệt may, hoạt động xuất khẩu chỉ tạo giá trị gia tăng cao khi các doanh nghiệp tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm. Vì vậy, những năm gần đây, tỷ lệ làm hàng FOB đã gia tăng khá nhiều.
Điển hình là Tổng công ty CP May 10, doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam gia công xuất khẩu cho châu Âu, đã đi đầu về chuyển đổi sang làm hàng FOB. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 chia sẻ: “May 10 là một trong số ít doanh nghiệp chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang FOB từ năm 1999. Đến nay, tỷ trọng FOB chiếm 65% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty”.
Kế hoạch chinh phục các thị trường CPTPP
Để tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu sang khối thị trường CPTPP, May 10 đặt kế hoạch khai thác mạnh thị trường Canada trong năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống.
Có thể thấy, với “sân chơi” CPTPP, mấu chốt để được hưởng ưu đãi chính là, doanh nghiệp phải tự lo được nguyên liệu để gia tăng lượng hàng FOB, hàng ODM và có được đơn giá cao. Theo các nhà xuất khẩu, để chuyển đổi sang làm hàng FOB, yếu tố khó khăn nhất là nguồn nguyên liệu và xuất xứ của nguyên liệu.
Với May 10, đường đi để chinh phục các thị trường CPTPP trong thời gian tới đã khá rõ ràng. Theo Hiệp định CPTPP, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may được áp dụng là “từ sợi trở đi”, hay được gọi là quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan.
Theo ông Việt, từ sợi, vải, nhuộm, hoàn tất tới may là cả một quy trình. Muốn hưởng lợi từ CPTPP, có thể đốt cháy giai đoạn. Hiện nay, trong ngắn hạn, CPTPP có 2 nguồn nguyên liệu ngắn hạn là nguồn cung thiếu hụt (nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP) và nguồn cung vải trong nội khối (Nhật Bản, Mexico), doanh nghiệp có thể sử dụng phương án này.
Ba giải pháp để dệt may tận dụng tối đa cơ hội từ CPTPP
Tại Phiên Hiến kế về doanh nghiệp và CPTPP, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đề xuất 3 giải pháp để ngành dệt may tận dụng được tối đa cơ hội từ CPTPP.
Một là, xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn 2035 - 2040, đặt vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm.
Hai là, Bộ Công thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành công nghiệp dệt may da giày.
Ba là, cần minh bạch để tạo nền tảng pháp lý, nhưng khi triển khai Hiệp định, các cơ quan quản lý, địa phương cần thực sự thấm nhuần để ngành phát triển bền vững.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025