Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Ba kế thoát hiểm cho ngành dệt may trong CPTPP
Vũ Anh - 02/05/2019 10:56
 
Khẳng định CPTPP là xương sống của ngành dệt may nhưng vị Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, xương sống không nuôi được cả cơ thể vì cần có nền tảng.

Quy hoạch ngành này hiện quá lỗi thời

Tại phiên hiến kế doanh nghiệp và CPTPP diễn ra trước phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 sáng nay, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng quy hoạch ngành này hiện đã lỗi thời và không được ai đả động đến. Hiệp hội kiến nghị rất nhiều tới bộ công thương và chính phủ trong thời gian qua. 

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho rằng vai trò của Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường là rất quan trọng vì nếu không thống nhất, cán cân trong quy hoạch ngành là hiệp định sẽ không mang lại lợi ích. Bởi những nước thành viên như Singapore, Malaysia không phải những nước dệt may. 

Định hướng của Nhà nước trong chiến lược phát triển nguồn lực rất cần thiết. Đặc biệt, ngành dệt may đang thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư ngành hoá nhuộm. Đây là vấn đề sống còn, nếu không có đội ngũ kỹ sư ngành hoá nhuộm thì ngành dệt may nói chung không có điều kiện phát triển.

ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam
ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Ông Giang đề xuất vướng mắc về giải pháp chuỗi cung ứng trong toàn ngành. Phải có những định hứơng của Chính phủ, Bộ Công thương để tạo dựng nền tảng

Để ngành dệt may Việt Nam tận dụng được cơ hội từ CPTPP, ông Giang đưa ra một số giải pháp.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra ba kiến nghị. Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn 2035-2040, đặt vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm.

Thứ hai, Bộ Công thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành cônng nghiệp dệt may da giày. 

Thứ ba, cần sự minh bạch để tạo ra nền tảng pháp lý nhưng khi triển khai hiệp định các cơ quan quản lý, địa phương cần thực sự thấm nhuần để ngành phát triển bền vững. 

“Nếu chỉ nói đến lợi ích, không nói đến tồn tại và đưa ra giải pháp thì ngành không có điều kiện bứt phá”, ông Giang khẳng định. 

Doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 70% ngành dệt may Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, đại diện Công ty Sản xuất Hàng Thể thao MXP cho biết trong 18 năm vừa qua ngành dệt may đạt tốc độ phát triển 15%. Đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải có vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công. Nếu không có CPTPP thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không thể vào Việt Nam vì quy mô dệt may của Trung Quốc quá lớn. Nhưng hiệp định này, vừa là thách thức, vừa là cơ hội. 

Vì vậy, nhà đầu tư trong nước cần làm chủ tình hình. Bởi hiện nay, ngành dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 70%. Ngành dệt may Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ tạo công việc làm, thúc đẩy xuất khẩu lớn, mà còn tạo ra nhiều thế hệ doanh nhân

Theo ông Tuấn, Việt Nam cần quy hoạch cụ thể, cần đất, nhà máy công suất lớn tại các vùng miền. Chúng ta cũng cần thống nhất từ Trung Uơng tới địa phương các thủ tục pháp lý cho đầu tư, thúc đẩy đầu tư. Ban hành chính sách cụ thể, thống nhất xử lý nước thải, chất thải rắn. Bộ Công thương cần hỗ trợ kéo sợi, nhà phát triển khu công nghiệp đầu  tư nước thải.....

Đặc biệt, ngành dệt may cần đầu tư cơ sở đầu nguồn để tạo được thị trường lớn.

Hoá giải những lo lắng của ngành dệt may, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết CPTPP đưa ra quy tắc xuất xứ chặt nhưng về lâu dài lại gia tăng giá trị nội địa cho hàng xuất khẩu.

Theo ông Khánh, trong thời gian dài Việt Nam phải đi nhập khẩu sợi, vải. Ngành dệt may xuất khẩu nhiều nhưng chưa đủ lớn đầu tư vào dệt, cần vài trăm triệu USD. Nếu đầu tư như thế mà không có đầu ra, không bán được vải thì sẽ phá sản. Đây là khó khăn lớn.

“Việt Nam cần thị trường lớn để các nhà đầu tư nhìn ra tiềm năng. Cần có mối liên hệ với những người mua hàng ở nước ngoài để họ chỉ định mua hàng của chúng ta", ông Khánh nói.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết, thị trường lớn sắp tới của ngành là Liên minh châu Âu. Nếu có được hiệp định từ Liên minh châu Âu, không cần Nhà nước khuyến khích, ngành dệt may vẫn sẽ nhận được những sự đầu tư lớn từ tư nhân.

[Infographic] Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 40 tỷ USD
Tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, năm 2019, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 40 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư