
-
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
-
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo -
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025
Khởi động mùa báo cáo tài chính quý II, CTCP Chứng khoán MB (mã MBS-sàn HoSE) đã chính thức công bố báo cáo tài chính riêng lẻ với lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và ghi nhận mức cao kỷ lục.
Cụ thể, doanh thu hoạt động của MBS đạt 883 tỷ đồng, tăng trưởng 120% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ hầu hết các mảng nghiệp vụ chính đều mở rộng quy mô doanh thu. Doanh thu cho vay tăng 88% lên 262 tỷ đồng, đóng góp gần 60% tổng doanh thu hoạt động và cũng là một trong những động lực chính đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận. Doanh thu môi giới cũng tăng 32%, nhưng chi phí môi giới thậm chí tăng nhình hơn (37%).
Đối với hoạt động tự doanh, lãi từ việc bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đã mang về 341,5 tỷ đồng. Đồng thời, công ty chứng khoán này cũng bán lỗ 286,5 tỷ đồng. Với hoạt động tự doanh diễn ra sôi động, giá trị các tài sản tài chính (FVTPL) đến cuối quý II tăng thêm 477 tỷ đồng, lên gần 1.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, MBS đã hạ tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, trong khi tăng mạnh khoản đầu tư vào trái phiếu. Trái tức thu được từ các tài sản sẵn sàng để bán (chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết) mang về 33 tỷ đồng trong riêng quý vừa qua. Ngoài các mảng chính trên, nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính dù đóng góp khiêm tốn vào tổng doanh thu nhưng cũng đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Lợi nhuận quý II của MBS nhờ đó tăng trưởng 75%. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của MBS cũng cao gấp 2,11 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 399 tỷ đồng, tăng 63% so với năm đầu năm 2023.
Với xấp xỉ 217 tỷ đồng lãi ròng, MBS đã xác lập mức lợi nhuận kỷ lục mới trong lịch sử hoạt động, tính theo quý. Dù vậy, xét về tỷ suất sinh lời, MBS vẫn chưa trở lại thời hoàng kim giai đoạn 2018-2019. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) giai đoạn này thường xuyên ở mức hai con số. Tuy vậy, ROEA quý II đạt hơn 4,1%, cải thiện nhiều so với các quý liền trước.
Tương tự đa số các công ty chứng khoán trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, quy mô vốn của MBS đã tăng khá “nóng”, từ mức vốn điều lệ 1.221 tỷ đồng lên 4.377 tỷ đồng. Đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh từ 1.670 tỷ đồng lên 5.408 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản của MBS xấp xỉ 17.594 tỷ đồng, gấp 3,7 lần quy mô tài sản thời điểm cuối năm 2019. Gần 57% tài sản của công ty chứng khoán này nằm tại các khoản cho vay khách hàng thông qua hình thức cung cấp margin với dư nợ ký quỹ đến cuối quý gần 9.980 tỷ đồng.
Ngoài ra, tài sản của công ty còn nằm tại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (1.600 tỷ đồng), tài sản tài chính sẵn sàng để bán (2.024 tỷ đồng), khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (2.856 tỷ đồng) hay gần 730 tỷ đồng tiền và tương đương tiền…
-
Lideco đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng -
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng -
Domesco lên mục tiêu tăng trưởng thấp, ưu tiên tái đầu tư vào dự án tiềm năng -
ĐHĐCĐ Gelex: Quý I/2025 báo lãi tăng gấp rưỡi, tỷ lệ cổ tức phấn đấu tối thiểu 10%/năm -
IDI tham vọng tăng mạnh lợi nhuận, không chia cổ tức năm 2024 -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025 dù mới mua 1 nhà máy -
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới