-
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thua lỗ năm thứ 9 liên tiếp -
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025
MECO vẫn đang ghi nhận lỗ lũy kế 316,6 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2019, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ có 575,1 tỷ đồng. |
Nguy cơ mất vốn
Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán vừa được MECO công bố cho thấy, kết quả kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp này có độ “vênh” lớn so với kết quả do Công ty tự lập trước đó. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 19%, xuống còn 119 tỷ đồng, nhưng do giá vốn hàng bán được điều chỉnh giảm 24%, nên lợi nhuận gộp của MECO không có nhiều biến động, giảm 1%.
Đáng chú ý, trước khi kiểm toán, MECO không ghi nhận khoản phát sinh từ công ty liên doanh, liên kết và hoạt động khác có lãi hơn 8 tỷ đồng, thì sau kiểm toán, MECO lại chịu lỗ từ công ty liên doanh, liên kết hơn 1 tỷ đồng và hoạt động khác gần 2 tỷ đồng. Dù chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán giảm 25,6%, nhưng vẫn khiến kết quả kinh doanh giảm mạnh, lợi nhuận trước thuế đạt 4,42 tỷ đồng, giảm 67% so với báo cáo tự tập.
Trong biên bản giải trình, Chủ tịch HĐQT của MECO, ông Nguyễn Ngọc Bình cho biết, nguyên nhân chênh lệch lợi nhuận hợp nhất trước và sau kiểm toán là kiểm toán điều chỉnh giảm doanh thu thanh lý tài sản của Công ty mẹ do chưa đủ hồ sơ thanh lý, nên không được hạch toán vào kết quả kinh doanh năm 2019.
Mặc dù kết quả kinh doanh còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra, nhưng kết quả trong năm 2019 của MECO có thể xem là khởi sắc so với năm 2018 (ghi nhận lỗ ròng hơn 154 tỷ đồng). Và dù kinh doanh có lãi, song MECO vẫn đang ghi nhận lỗ lũy kế 316,6 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2019, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ có 575,1 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý nhất trên bảng cân đối kế toán nằm ở các khoản được hạch toán vào dự phòng. Cụ thể, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 309,8 tỷ đồng, tăng gần 1 tỷ đồng so với cuối năm 2018; dự phòng giảm giá hàng tồn kho 87,9 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng; dự phòng đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 3,6 tỷ đồng.
“Đặt cược” vào Chủ tịch HĐQT?
Trong phần ý kiến của kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nhấn mạnh khoản lỗ lũy kế của Công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 là 316,6 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty mẹ đang bị cơ quan cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng và cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của MECO tại ngân hàng để thi hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp thuế.
Với tổng số tiền bị cưỡng chế hơn 35 tỷ đồng, đơn vị kiểm toán nhận thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động liên tục của MECO.
Giải trình vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bình (cũng là cổ đông lớn của MECO) cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính cho MECO bằng cách cho vay tài chính để Công ty có thể tiếp tục hoạt động.
Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2018, ông Bình cho MECO vay 15,4 tỷ đồng, năm 2019 nâng số tiền cho vay lên hơn 71 tỷ đồng và Công ty ghi nhận phần lãi vay phải trả cho Chủ tịch HĐQT là 3,1 tỷ đồng.
MECO cũng có khoản vay dài hạn 420,4 tỷ đồng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Nậm Hóa 1 và Nậm Hóa 2. Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai. Các khoản vay dài hạn này được MECO khẳng định nằm trong khả năng trả được.
Đáng chú ý, MECO có ghi nhận một khoản phải trả cho Công ty cổ phần Quản lý và Khai thác tài sản Thiên Nam trị giá 215 tỷ đồng. Đây là khoản góp vốn liên doanh giữa hai bên để đồng kiểm soát khối đế trung tâm thương mại tòa nhà HH1 và HH2, Văn phòng Meco Complex (Đống Đa, Hà Nội) diện tích 7.000 m2 và các tầng hầm có tổng diện tích 5.000 m2.
Theo thỏa thuận, MECO được quyền nắm giữ số tiền trên để Thiên Nam khai thác các mặt bằng. MECO còn được hưởng khoản cố định 2,85 tỷ đồng/quý mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy, ngoài cam kết từ Chủ tịch HĐQT, MECO đang hưởng lợi lớn từ hợp đồng kinh doanh nói trên.
-
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội
-
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu -
Cổ phiếu PV2 biến động mạnh từ câu chuyện cũ -
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính