Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 01 năm 2025,
Miền Trung khắc phục hậu quả bão số 5
Hà Minh - 01/11/2019 11:37
 
Mưa lớn trải đều từ miền núi và đồng bằng khiến khu vực Nam Trung bộ có nhiều nơi chìm trong biển nước. Có nơi mực nước dâng cao cả mét khiến cho giao thông bị chia cắt, nhiều vùng núi bị cô lập do sạt lở, đường sắt Bắc - Nam cũng bị vùi lấp đoạn qua Bình Định do đất đá từ taluy dương tràn xuống.

Giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng

Ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: hậu bão số 5 khiến hạ tầng giao thông, đặc biệt là Quốc lộ 1 bị ngập úng. Cục chỉ đạo các nhà đầu tư BOT ứng trực xả trạm thu phí trong điều kiện ngập úng lớn. Đồng thời, các đơn vị chức năng, Chi cục Quản lý đường bộ III.2 cùng các đơn vị quản lý bảo trì tiến hành cẩu, nâng dải phân cách cứng để tiêu thoát nước, đảm bảo giao thông thông suốt.

Lũ dâng gây ngập sâu đoạn QL1 qua Bình Định
Lũ dâng gây ngập sâu đoạn QL1 qua Bình Định

Tại Phú Yên, trước khi có bão số 5, trên tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà… nên khi có mưa lớn các ổ voi, ổ gà này bị khoét sâu, phạm vi hư hỏng mở rộng nên gây khó khăn cho các phương tiện qua lại. Đoạn nặng nhất qua địa bàn xã An Dân (huyện Tuy An) với hàng chục ổ gà nối tiếp nhau, có vị trí ổ gà “giăng kín” mặt đường khiến các phương tiện đi lại khó khăn.

Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, lực lượng chức năng được tăng cường, ứng trực để xử lý các sự cố hư hỏng khẩn cấp. Tuy nhiên, do mưa lớn, gió khiến việc khắc phục, gia cố tạm khó khăn.

Sạt lở đường ở Quảng Nam
Sạt lở đường ở Quảng Nam

Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Phú Yên cho biết, các tuyến tỉnh lộ mặt đường và nền đường đất đá xói lở, bồi lấp mái taluy; tuyến ĐT642 nhiều vị trí xói lở từ 0,3 - 0,8 m; một số đường huyện, xã bị ngập cục bộ.

Theo thống kê của Cục Quản lý đường bộ III, đợt mưa lớn kéo dài và bão đã làm hư hỏng công trình đường bộ trên tuyến Quốc lộ 1 với gần 200 m2 mặt đường ổ gà sâu 5-7 m, hơn 70 m3 đất đá sạt lở taluy dương tràn lấp mặt đường, một số đoạn cũng bị ngập khoảng 20 cm.

Tại tỉnh Khánh Hòa, đất đá sạt lở tràn đường hơn 100 m3. Ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ III cho hay, Cục đã yêu cầu các nhà thầu dùng máy đào và nhân lực hốt dọn và thông xe hoàn toàn trong ngày để đảm bảo an toàn giao thông; tranh thủ thời tiết thuận lợi vá sửa mặt đường bị hư hỏng để bảo đảm an toàn giao thông.

Uy hiếp làng xóm tại xã biển Nhơn Hải (Bình Định)
Uy hiếp làng xóm tại xã biển Nhơn Hải (Bình Định)

Thượng tá Võ Văn Sỹ, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định cho biết, dù mưa bão nhưng giao thông trên địa bàn cơ bản đảm bảo. Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã triển khai ứng trực 100% quân số, khi xảy ra các sự cố lập tức có mặt hướng dẫn, điều tiết giao thông, hỗ trợ di chuyển các vật cản khỏi các tuyến đường. Ghi nhận hầu hết các tuyến đường trên toàn tỉnh cơ bản đảm bảo về giao thông. Các vùng núi cao không xảy ra tình trạng sạt lở, chia cắt.

Bình Định kiến nghị Trung ương hỗ trợ khắc phục mưa lũ

Có 4 địa phương bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 5 gây ra là Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong đó, Bình Định là tỉnh thiệt hại nặng nề nhất.

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, đến 8h ngày 1/11, bão số 5 đã làm sập 144 ngôi nhà dân; 1.120 ngôi nhà khác bị hư hỏng và 1.962 ngôi nhà ngập nước; làm hư hỏng 2,8 km đường giao thông; 6,65 km kè bờ biển, bờ sông bị sạt lở; 200 m kè biển và 5,817 km kênh mương bị hư hỏng. Về nông nghiệp, có 4.500 ha lúa và các loại hoa màu khác bị ngập, 20 ha mặt nước và 39 lồng bè nuôi thủy sản bị hư hỏng, thiệt hại.

Ngoài ra, bão còn làm cho 15 điểm trường bị tốc mái, hư hỏng. Hệ thống điện cũng bị thiệt hại nặng khi 34 cột cao thế, 78 cột hạ thế gãy đổ; 10 km đường dây điện và 20 km cáp quang bị đứt. Tổng thiệt hại ước tính 400 tỷ đồng.

Gây lũ lớn trên sông Trà Khúc tại Quảng Ngãi
Gây lũ lớn trên sông Trà Khúc tại Quảng Ngãi

Tại cuộc họp trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó cơn bão số 5 và triển khai phương án ứng phó với tình hình mưa lũ sau cơn bão này, tỉnh Bình Định kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 150 tỷ đồng để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra và hỗ trợ ổn định dân sinh trên địa bàn tỉnh.   

Cũng tại tỉnh Bình Định, tuyến đường sắt Bắc - Nam tại Km1039+350 thuộc địa phận xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ và Km1022+217 thuộc địa phận xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã phải phong tỏa do nước mưa ngập, đất đá bồi lấp. Gần 500 hành khách trên các chuyến tàu khách SE22, SE10, SE4, SE2 phải tạm lưu lại tại các ga Phù Mỹ, Phù Cát.

Tại xã Mỹ Chánh - vùng “rốn lũ” huyện Phù Mỹ (Bình Định), 8/16 thôn ở xã Mỹ Chánh bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Ngoài ra, 10 chuyến bay đi từ sân bay Phù Cát cũng đã phải hủy với khoảng 3000 hành khách do thời tiết xấu. Đặc biệt, tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn Bình Định đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước lũ dâng cao, nhấn chìm khiến lực lượng chức năng phải tháo dỡ, nâng cao dải phân cách cho nước thoát về hạ du.

Phú Yên chỉ đạo hỗ trợ người dân khắc phục bão số 5
Bên cạnh việc thống kê thiệt hại kịp thời để chủ động xử lý và kiến nghị Trung ương nếu vượt quá thẩm quyền, tỉnh Phú Yên chỉ đạo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư