Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Miếng mồi của nhà đầu tư chuyên nghiệp
NQS - 30/03/2015 08:29
 
Trong bối cảnh thị trường niêm yết giảm mạnh, khối ngoại bán ròng và tâm lý nhà đầu tư nội địa bi quan thì không khí tại Hội nghị Việt Nam Access Day 2015 diễn ra tại TP. HCM có phần trái ngược bởi sự hứng khởi của nhà đầu tư chuyên nghiệp trước cơ hội đầu tư hấp dẫn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhà đầu tư quan tâm tới bán lẻ, ngân hàng, địa ốc
Doanh nghiệp niêm yết chạy đua chuyển sàn
Chứng khoán Phương Đông dự định M&A
Chạnh lòng thân phận “ông chủ”

Cơ hội không khó tìm mà nằm ở ngay chính các DN niêm yết hàng đầu trên TTCK cũng như các hàng khủng sắp IPO.

Thông tin các DN chia sẻ tại Hội nghị đầu tư thường niên Việt Nam Access Day 2015 cho thấy, năm 2015 sẽ là năm tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tập đoàn Hoa Sen ước lợi nhuận 6 tháng đầu niên độ đã hoàn thành 50% kế hoạch năm 450 tỷ đồng, tương đương thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 4.500 đồng, chỉ số P/E chỉ hơn 7 lần ở mức giá 34.000 đồng/cổ phiếu.

Với cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích là FPT, ở mức giá hiện tại, chỉ số P/E năm trước khoảng 10 lần, nhưng chỉ số P/E dự kiến năm 2015 chỉ  8,8  lần. FPT sẽ tăng trưởng doanh thu 13% và lợi nhuận 16,1% năm nay…

Riêng với VIC, Phòng hội thảo đã phải tăng gấp đôi số ghế ngồi khi thu hút rất đông nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. VIC trở thành tâm điểm trước thông tin đầu tư vào nông nghiệp, cảng biển, đẩy mạnh phân phối và bản lẻ.

Trong mảng bất động sản, NLG và NBB được quan tâm không chỉ vì khả năng tăng trưởng doanh và lợi nhuận trong 3 năm tới, mà còn vì quỹ đất khá lớn. Đặc biệt là NLG, thị giá thấp và đang chứng tỏ sức hút nhà đầu tư nước ngoài khi hai nhà đầu tư Nhật Bản vừa chọn NLG làm đối tác đầu tiên triển khai hoạt động đầu tư ở khu vực châu Á của mình.

Cùng với DN niêm yết, có hai DN chuẩn bị IPO được giới đầu tư đặc biệt yêu thích. Thứ nhất là Vietjet Air chuẩn bị IPO vào tháng 10 năm nay. Với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết, kế hoạch lợi nhuận năm 2015 khoảng 50 triệu USD.

DN thứ hai là một tên tuổi mới - Nafoods trồng chế biến chanh leo và rau củ quả. Doanh thu 2015 của Nafoods sẽ tăng trưởng 4 lần dựa trên các hợp đồng sản lượng đã ký với đối tác nước ngoài. Với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, năm nay, công ty này sẽ IPO và dự kiến tăng vốn lên 300 tỷ đồng vào năm 2016.

Với giới đầu tư chuyên nghiệp, lúc thị trường sợ hãi là cơ hội để đầu tư. Điều quan trọng với họ không chỉ P/E bao nhiêu, mà tiềm năng tăng trưởng của các DN.

Dù TTCK đang gặp khó khăn do tác động rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài khu vực thị trường Mỹ, nhưng dòng vốn từ châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam. Đại diện một quỹ đầu tư Hàn Quốc tiết lộ, trong 3 tháng đầu năm, một DN lớn của Hàn Quốc đã bỏ gần 10 triệu USD vào thị trường Việt Nam. Cơ hội đầu tư chứng khoán ở Việt Nam được đánh giá hấp dẫn hơn ở Hàn Quốc. Xu thế tìm kiếm một nhà cung cấp hàng khác ngoài Trung Quốc của các nhà nhập khẩu Mỹ và châu Âu đang mang lại cơ hội lớn cho DN Việt Nam.

TTCK đang trải qua thời điểm nóng lạnh cùng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng với nền tảng hoạt động của DN tốt, không có lý do để lo sợ, bi qua quá mức và sự phục hồi sẽ sớm trở lại.

Nới room, VN-Index có thể chạm 650 điểm

Nếu các điều kiện khách quan thuận lợi và việc sửa Nghị định 58 xử lý dứt điểm được việc nới room cho NĐT ngoại, TTCK sẽ tăng điểm trong quý II, điều chỉnh giảm trong quý III và tăng lại vào quý VI/2015, cuối năm đạt khoảng 650 điểm.

VN-Index có khả năng phục hồi lên vùng 570 điểm

Với những phiên rớt điểm mạnh, VN-Index đã tiệm cận ngưỡng hỗ trợ từng rất vững chắc 550-560 điểm và khả năng phục hồi kỹ thuật ở mức 570 điểm đang được nhiều người kỳ vọng.

Bao lâu nữa VN-Index lấy lại được mốc 600 điểm?

Trong hơn 1 tháng qua, VN-Index cắt lên và xuống đường MA 20 ngày khá nhiều lần, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn (chu kỳ 1 tháng) không thực sự mạnh.

Nới room là cần thiết

Nhiều ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến cuối tuần qua tại TP. HCM. Nới rộng lệ sở hữu nước ngoài, quy định lại việc mua cổ phiếu quỹ, chào bán chứng chỉ quỹ ra nước ngoài, cổ phần hóa DNNN… là những nội dung cần được đổi mới để tạo động lực cho DN phát triển.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư