-
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế -
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới
Ông Nguyễn Cảnh Cường, nguyên Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh. |
Thưa ông, sau hơn 3 năm thực thi UKVFTA, thương mại Việt Nam với Vương quốc Anh có sự chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của quốc gia sớm có FTA song phương để tăng tốc xuất khẩu?
Đúng là doanh nghiệp nghiệp Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong thương mại với thị trường Anh nhờ UKVFTA.
Sau khi nước Anh rời EU thì chuỗi cung ứng cũng như là quan hệ bạn hàng của các doanh nghiệp Anh đối với các doanh nghiệp EU cũng có một phần nào đó bị suy giảm.
Số liệu chứng minh là xuất nhập khẩu của Vương quốc Anh với EU sau khi nước Anh rời EU có những ngành hàng sụt giảm đến 30%. Sự sụt giảm trong quan hệ thương mại giữa Vương quốc Anh và EU tạo ra những khoảng trống trong chuỗi cung ứng. Đấy có thể coi là một cơ hội hay là một thuận lợi mới cho cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì nhu cầu thị trường vẫn còn đó và thậm chí còn tăng.
Ngoài thuận lợi đó ra thì quan hệ thương mại của Việt Việt Nam và Vương quốc Anh đang trên đà phát triển rất tốt. Trong tâm trí của doanh nghiệp Anh và người tiêu dùng Anh thì Việt Nam là một đất nước đang phát triển, một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng, quy mô ngành sản xuất và thương mại ngày càng lớn nhờ đầu tư trong nước và thu hút FDI.
Các doanh nghiệp Anh đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam nói chung và năng lực cung ứng của doanh nghiệp . Đấy là một sự tiến bộ vượt bậc, là một sự thăng hạng về uy tín quốc gia và uy tín doanh nghiệp, uy tín của nền kinh tế, uy tín của sản phẩm Việt Nam, từ đó tạo thêm nhiều thuận lợi cho các nhà xuất khẩu trong việc tiếp cận thị trường Anh.
Nhiều năm làm đại diện thương mại tại Anh, chứng kiến các ngành xuất khẩu tận dụng UKVFTA để tăng cường trao đổi thương mại, ông có lưu ý gì với các doanh nghiệp Việt trước thách thức về tiêu chuẩn bền vững, xanh hóa sản xuất để xuất khẩu bền vững sang Anh?
Doanh nghiệp Việt đang có nhiều yếu tố thuận lợi do quan hệ song phương 2 nước đang ở giai đoạn hết sức tốt đẹp, rồi có thêm cú hích từ UKVFTA, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh hiệu quả hơn với rất nhiều sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác trong khu vực và nhiều vùng khác trên thế giới tại Anh.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh là tiêu chuẩn hóa là một yêu cầu phổ biến và gần như là tiên quyết của các doanh nghiệp Anh khi họ nhập khẩu hàng hóa. Đó là xu hướng tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, yêu cầu về không sử dụng bao bì nhựa, yêu cầu về minh bạch chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng các công cụ số hóa.
Cùng đó cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất, chế biến sâu, tối ưu chu trình sản xuất để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Để tận dụng nguồn lực từ thị trường Anh với "bệ phóng" từ UKVFTA, ngoài sản xuất xanh, bền vững, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, các doanh nghiệp cần thuân thủ những yêu cầu gì nữa?
Tôi vẫn muốn nhắc lại, tiêu chuẩn hóa là một yêu cầu phổ biến và gần như là tiên quyết của các doanh nghiệp Anh khi mà họ muốn tìm hiểu những sản phẩm mới.
Đặc điểm thứ hai, xu hướng tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, giảm phát thải là một chương trình nghị sự ưu tiên của Chính phủ Anh trải trải qua nhiều thời kỳ và chương trình nghị sự giảm phát thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu đã được chuyển vào chính sách thương mại và doanh nghiệp, người tiêu dùng Anh có ý thức cao về câu chuyện này.
Do đó, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhận thức được điều quan tâm rất cao đó của các doanh nghiệp Anh, của người tiêu dùng Anh để sản phẩm của mình đáp ứng được kỳ vọng của họ, đồng thời không sử dụng bao bì nhựa.
Yêu cầu tiếp theo đấy là yêu cầu về minh bạch chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng các công cụ số hóa. Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang Anh phải trả lời được cho người mua hàng về nguyên liệu nhập từ đâu, quy trình sản xuất thế nào.
Toàn bộ chuỗi cung ứng đấy doanh nghiệp phải sẵn sàng cung cấp, nhưng không phải là cung cấp theo kiểu truyền thống mà phải có sẵn nền tảng cơ sở dữ liệu, nền tảng số để khách hàng tự kiểm tra.
-
Minh bạch chuỗi cung ứng, sản xuất xanh sẽ giúp xuất khẩu bền vững -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói -
Xây lắp Hải Long - 25 năm kiên định với sứ mệnh “Xây dựng để trường tồn” -
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon