-
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão
Ông Bruno Jousselin, Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam. |
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang lo ngại về sự đứt gãy chuỗi cung ứng khi Covid-19 lan rộng, nên kế hoạch kinh doanh của nhà bán buôn như MM Việt Nam là thông tin cần thiết vào lúc này. MM Việt Nam đang làm những gì, thưa ông?
Trong giai đoạn này, chúng tôi vẫn tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… với sản lượng tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động tìm kiếm những nhà cung cấp mới và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đang được tiến hành trên toàn hệ thống. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức các chương trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Ngay từ đầu năm, Công ty đã phối hợp với nhà cung cấp, nông dân để tăng lượng hàng thiết yếu bán ra 20 - 40% so với kế hoạch, nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
MM Việt Nam đang làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để đặt hàng và tăng số lượng xe giao hàng đến các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm ở khu vực miền Bắc, tránh tình trạng thiếu hàng và sốt giá.
Đặc biệt, trong năm nay, bên cạnh việc mở rộng các trạm trung chuyển tập trung cho nhóm khách hàng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ phát triển các văn phòng đại diện phục vụ những khu vực xa các trung tâm của MM Việt Nam, cải tiến hoạt động marketing, sales trên nền tảng công nghệ số nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và cả đối tác cung cấp hàng hóa.
Là một doanh nghiệp bán buôn lớn, sự hoạt động ổn định của MM Việt Nam sẽ góp phần ổn định hoạt động của nhiều chuỗi cung ứng. Ông nghĩ thế nào về việc này?
Đây là điều chúng tôi đang nỗ lực để không chỉ giữ nhịp các hoạt động, mà còn đẩy nhanh hơn tiến độ công việc, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh phòng dịch.
Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi đang trực tiếp làm việc chặt chẽ với nông dân, từ lựa chọn giống, lên kế hoạch sản xuất, thu hoạch và vận chuyển trực tiếp đến các trạm trung chuyển của MM Việt Nam trên toàn quốc.
Những hộ nông dân tham gia hợp tác với MM Việt Nam phải có nhật ký sản xuất, trong đó ghi chép chi tiết việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch và phải thực hiện kiểm nghiệm định kỳ theo tiêu chuẩn của MM Việt Nam. Hiện các hộ đã áp dụng công nghệ trên điện thoại thông minh để lưu trữ các dữ liệu và có thể kết nối với kỹ sư nông nghiệp.
MM Việt Nam có kế hoạch gì để chủ động phát triển chuỗi cung ứng - sản xuất của mình, thưa ông?
Đây vẫn là một trong những công việc được chúng tôi ưu tiên vào lúc này.
Ngay từ năm 2005, MM Việt Nam đã chủ động liên kết với nông dân, nhà cung cấp trên toàn quốc để đảm bảo sản lượng, chất lượng hàng hóa, với quy trình làm việc chặt chẽ, nên khi xảy ra các tình huống dịch bệnh, thiên tai…, chúng tôi vẫn đảm bảo được nguồn hàng trên toàn hệ thống.
Sau 15 năm xây dựng và mở rộng, MM Việt Nam đang vận hành 4 trạm trung chuyển thực phẩm được đánh giá là có quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam, gồm Trạm trung chuyển rau, củ, quả tại Đà Lạt, Trạm trung chuyển cá tại Cần Thơ, Trạm trung chuyển thịt heo tại Đồng Nai và Trạm trung chuyển trái cây tại Bến Tre.
MM Việt Nam đang tiếp tục làm việc với nhà cung cấp trên toàn quốc, nông dân tại nhiều địa phương để đảm bảo đủ lượng hàng thiết yếu trên toàn hệ thống, cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới.
-
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam -
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm -
Cổ đông Tổng công ty Sonadezi (SNZ) chuẩn bị nhận cổ tức 2023 bằng tiền -
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi