Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 01 năm 2025,
Mô hình du lịch thiện nguyện thâm nhập Việt Nam
Thu Trang - 28/12/2015 08:45
 
Vừa du lịch vừa giúp đỡ cộng đồng là mô hình tình nguyện đang còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, sự tương tác giữa khách du lịch và người dân qua mô hình này đã mang lại nhiều hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng du lịch. Là một trong các dự án được đánh giá cao tại Cuộc thi Khởi nghiệp 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Dự án mô hình du lịch thiện nguyện (Responsible Travel) của nhóm tác giả các du học sinh đến từ Anh Quốc đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ bởi những giá trị nhân văn mà nó mang lại.
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên với ban tổ chức mô hình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và ban tổ chức mô hình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/2015, Dự án mô hình du lịch thiện nguyện do một nhóm du học sinh Anh thành lập với mục đích cung cấp các tour du lịch kết hợp với việc làm thiện nguyện (dạy học, cải tạo cơ sở vật chất…). Đêm gala giao lưu văn hóa với người dân địa phương trong mỗi chuyến du lịch chính là điểm thú vị của dự án.

Nhóm tác giả cuả Responsible Travel cho biết, để phát triển cho mình một mô hình kinh doanh bền vững, chúng tôi đã xây dựng mô hình các chuyến đi thiện nguyện kết hợp với du lịch khám phá nét đẹp thiên nhiên Việt Nam. Người tham gia không chỉ đơn thuần là du khách trèo đèo lội suối, leo hang ngắm cảnh mà còn đóng vai trò là tình nguyện viên tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ đồng bào địa phương.

Dự án nhắm tới hai nhóm đối tượng mục tiêu là khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, khách nội địa gồm các đối tượng học sinh sinh viên và trí thức trẻ, công ty, doanh nghiệp, trường học, đại đọc, cao đẳng. Khách quốc tế gồm các du khách nước ngoài hứng thú với du lịch trải nghiệm, đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau của người dân địa phương.

Hiện nay, các chương trình của dự án đã và đang được thực hiện tại một số các bản vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nơi có những tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và văn hóa bản địa đặc sắc như Bản Lác II, Mai Châu, Hòa Bình, Sapa, Lào Cai…

1
Ca sỹ Bảo Trâm đã từng tham gia hoạt động theo mô hình du lịch thiện nguyện

Với ý tưởng này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Phúc cho rằng, tại Việt Nam mô hình này không phải là quá mới mẻ. Dự án cũng cần đến số vốn cũng không hề nhỏ, lại tập trung vào đối tượng là người nước ngoài. Ngoài ra, với những khách mời là người nước ngoài và người nổi tiếng đã từng tham gia dự án thì chắc hẳn kinh phí để quảng cáo sẽ rất cao.

Nói thêm vấn đề tài chính, đại diện nhóm tác giả của dự án cũng cho biết, sau khi đi vào hoạt động và phát triển dịch vụ, bắt đầu từ tháng 3, dự án đã đạt được những thành quả nhất định. Lợi nhuận trước thuế và khấu hao tài sản (EBIT) trong quý II và quý III vừa qua đạt hơn 297 triệu đồng, trong đó 95,27% từ tour du lịch và 4,73% từ bán áo đồng phục. Ngoài ra, ước tính chi phí cho 2 quý bao gồm: 72,11% là hoạt động tour, 3,38% là chi phí văn phòng, 8,14% là chi phí phát triển tổ chức bao gồm quảng cáo facebook, tổ chức hội thảo, 4,25% là chi phí áo đồng phục và 12,13% là chi phí trả cho nhân viên. 

Tuy nhiên, khi nhìn vào các con số đưa ra, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giảng viên cao cấp CEFE Việt Nam lại chưa tin tưởng vào các con số tài chính. Ông băn khoăn liệu nhóm có thể dành bao nhiêu % trước thuế để dành cho thiện nguyện và tính nhân văn của dự án?

Về điều này, nhóm tác giả của Responsible Travel khẳng định, đây là doanh nghiệp xã hội và hướng tới cộng đồng, đầu tư kinh doanh vào cộng đồng có sự phát triển chưa cao như vùng núi. Dự án đều hướng tới những vùng chưa có nhà đầu tư về du lịch ở đây. Do đó khi mang nguồn khách đến những vùng cao và tạo thu nhập cho người dân thì dự án đã thể hiện được tính nhân văn của nó.

CEO Google nói gì với doanh nhân và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam?
Ông Sundar Pichai cho rằng Việt Nam là thị trường rất lớn với gần 100 triệu dân và doanh nhân khởi nghiệp nên tập trung chinh phục nó trước khi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư