Thứ Tư, Ngày 30 tháng 04 năm 2025,
Mở rộng Chương trình Việc làm tốt hơn ra phía Bắc
Phan Long - 20/03/2014 10:17
 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính quốc tế đã chính thức mở rộng Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work) ra khu vực phía Bắc và khai trương Văn phòng Better Work Việt Nam tại Hà Nội ngày 19/3. Đừng dồn gánh nặng lên doanh nghiệp
Mở rộng Chương trình Việc làm tốt hơn ra phía Bắc
Gần 4.000 công nhân dệt may của Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM tham gia đi bộ vì an toàn lao động tại TP.HCM do Better Work tổ chức 5/2013

Better Work Việt Nam là một phần của chương trình hợp tác toàn cầu giữa ILO và Tổ chức Tài chính quốc tế, với mục tiêu tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, nâng cao tính cạnh tranh, làm cầu nối giữa doanh nghiệp dệt may Việt Nam và thị trường xuất khẩu quốc tế.

Theo Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam Gyorgy Sziraczki, Better Work có thể giúp Việt Nam giữ vững và phát huy vai trò là một trong những nước được đặt hàng nhiều nhất đối với hàng dệt may.

"Việt Nam có thể tạo ra sự khác biệt trong thị trường quốc tế bằng cách không chỉ dựa vào nguồn lao động giá rẻ, mà còn cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động", Gyorgy Sziraczki nhận định.

Sáng kiến này đóng vai trò quan trọng trong gắn kết lợi ích của khu vực tư nhân với việc tuân thủ hệ thống pháp luật của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, đánh giá mức độ tuân thủ.

Better Work Việt Nam hoạt động dựa trên nguồn thu từ khu vực tư nhân, bao gồm phí đăng ký tham gia chương trình của doanh nghiệp và phí đăng ký báo cáo của các khách hàng quốc tế.

Từ nay đến năm 2019, sau Hà Nội, Better Work Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng ra các khu vực lân cận. Năm 2009, Better Work Việt Nam bắt đầu được thực hiện tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, đã thu hút khoảng 200 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trong nước tham gia, với khoảng 250.000 lao động được hưởng lợi, tương đương với một phần tư số lượng các nhà sản xuất dệt may xuất khẩu trong nước. Hơn 50 khách hàng quốc tế cũng đã đăng ký tham gia chương trình này.

Đừng dồn gánh nặng lên doanh nghiệp
Quy định yêu cầu người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, trong khi ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ tối đa 1% tổng quỹ lương cho những...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư