
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
Chính thức thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Ngày 1/12/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ký ban hành Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
![]() | ||
Việc nâng cấp lên tổng công ty sẽ tạo thuận lợi cho MobiFone cạnh tranh trên thị trường và đẩy nhanh cổ phần hóa. Ảnh: Đ.T |
Trước đó, ngày 18/11, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Vốn điều lệ của MobiFone theo Quyết định này là 15.000 tỷ đồng. Trước đó, tại thời điểm chia tách và điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT) về Bộ Thông tin và Truyền thông, vốn điều lệ của MobiFone là 12.600 tỷ đồng. Còn theo tính toán của Bộ Tài chính, vốn chủ sở hữu của MobiFone tại thời điểm 30/6/2014 là 13.011 tỷ đồng, cùng với nguồn bổ sung vốn chủ sở hữu là 2.278 tỷ đồng.
Khẩn trương cổ phần hóa
Ngay sau khi có quyết định thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone, sáng 2/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Việc cổ phần hóa Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “thận trọng, chặt chẽ, đúng mục tiêu, đạt hiệu quả cao”.
Trước đó, ngày 28/10/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1554/QĐ-BTTTT về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone (Ban chỉ đạo) do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm Trưởng ban chỉ đạo.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, việc thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone là một bước đi quan trọng, cần thiết để bảo đảm lộ trình cổ phần hóa được thực hiện thành công, đạt hiệu quả cao, đồng thời hoàn toàn phù hợp về mặt pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động của MobiFone.
Trong giai đoạn trước mắt, việc thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông sẽ làm cơ sở cho MobiFone cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông cùng với các tập như VNPT, Viettel, góp phần hình thành thị trường viễn thông Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
“Tổ chức MobiFone với mô hình tổng công ty thì khi cổ phần hóa sẽ làm tăng giá trị thương hiệu MobiFone. Ở nước ngoài, giá trị giấy phép viễn thông có khi lên đến hàng tỷ USD, do đó khi MobiFone được cấp thêm các giấy phép sẽ giúp giá trị thương hiệu được đánh giá tốt hơn, giá trị doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho MobiFone khi cổ phần hóa”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.
Dự kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa Tổng công ty Viễn thông MobiFone ngay trong năm 2014, theo đúng tiến độ quy định tại Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà đầu tư ngoại nhòm ngó
Cùng với tin vui lên tổng công ty, MobiFone còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tháng này, ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề cổ phần hóa MobiFone. Theo ông Nirukt Sapru, nhiều khách hàng quốc tế đã tham vấn Standard Chartered về cơ hội đầu tư khi MobiFone cổ phần hóa.
Theo ông Nirukt Sapru, hiện có 5 - 6 nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến việc làm cổ đông chiến lược của MobiFone. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại rằng, khi cổ phần hóa MobiFone, Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Do vậy, theo ông Nirukt Sapru, để thu lợi tốt nhất cho quá trình cổ phần hóa MobiFone, Chính phủ phải có tuyên bố rõ ràng về chính sách và đưa ra trước thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp này.
Cùng với Standard Chartered, nhiều “đại gia” viễn thông, tài chính quốc tế cũng bày tỏ sự quan tâm và muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của MobiFone, như Comvik International Vietnam AB, Công ty Telenor…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone khẳng định, việc thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ tạo điều kiện để MobiFone phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn viễn thông trong nước.
Theo ông Bình, với việc trở thành tổng công ty, giá trị của MobiFone sẽ tăng lên nhờ có mô hình hoạt động tiên tiến hơn, khoa học hơn và hiệu quả hơn. Chắc chắn, các nhà đầu tư chiến lược sẽ hài lòng với mô hình mới của MobiFone. Tới đây, MobiFone tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sớm phương án cổ phần hóa.
Theo kế hoạch năm nay, MobiFone đạt doanh thu 2 tỷ USD và lợi nhuận trên 300 triệu USD.
"Lên" Tổng công ty xong, MobiFone sẽ cổ phần hóa () Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngay sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại MobiFone thành mô hình Tổng công ty, MobiFone sẽ tiến hành cổ phần hóa. |
Cổ phần hóa MobiFone trong năm 2015 Bộ TT&TT cho biết ngay trong năm nay sẽ tiến hành tổ chức lại Công ty VMS và xây dựng phương án cổ phần hóa MobiFone để trình lên Thủ tướng Chính phủ. |
MobiFone: Gái đẹp giàu có trong mắt đại gia ngoại () MobiFone lúc này giống như một cô gái đẹp, có nhiều của hồi môn. MobiFone đang làm say lòng nhiều chàng trai là các hãng viễn thông quốc tế như Telenor, Comvik, Orange France Telecom , SingTel, T-Mobile, Vodafone... |
Hữu Tuấn
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp -
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025