
-
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Nhà máy sản xuất ray đường sắt của Hoà Phát đặt tại Dung Quất 2
-
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường
-
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số -
Coteccons được vinh danh Top 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM
![]() | ||
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều cuộc họp với VNPT, MobiFone, Vinaphone để làm việc về vấn đề tái cấu trúc VNPT. |
Hai thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) của Viettel và Gtel được coi là một lời cảnh báo cho hoạt động tái cấu trúc lại MobiFone và Vinaphone.
“Xin được giữ thương hiệu”
Đề án tái cấu trúc Tập đoàn VNPT đang được “đặt lên bàn cân”, số phận của MobiFone, Vinaphone vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng. Trong một động thái mới nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều cuộc họp với VNPT, MobiFone, Vinaphone để làm việc về vấn đề tái cấu trúc VNPT.
Trong các cuộc họp đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT kiêm Chủ tịch MobiFone Lê Hồng Minh vẫn tha thiết đề nghị “để MobiFone hạch toán độc lập, tiến tới cổ phần hoá theo đúng chỉ đạo của Chính phủ”.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc Vinaphone cũng bày tỏ mong muốn tương tự, đó là, giữ lại thương hiệu Vinaphone và cam kết “tiếp tục giữ vị thế là một trong ba nhà mạng hàng đầu của thị trường dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam”.
Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tái cơ cấu VNPT phải tuân thủ những quy định trong Luật Viễn thông, chống sở hữu chéo và phù hợp quy hoạch viễn thông đã được Chính phủ phê duyệt, đảm bảo mỗi thị trường dịch vụ quan trọng như di động phải duy trì ít nhất 3 doanh nghiệp có thị phần tương đồng và Việt Nam phải có 3 - 4 tập đoàn viễn thông lớn. Trong quá trình tái cơ cấu phải giữ các thương hiệu mạnh như Viettel, MobiFone, Vinaphone, vì đây là những thương hiệu quốc gia có giá trị hàng tỷ USD. Như vậy, tái cơ cấu sẽ tạo ra thế chân kiềng của thị trường viễn thông Việt Nam.
Trông người ngẫm ta
Nhận định trên đúng hay không, thời gian sẽ trả lời. Không bàn tới các hình thức hoạt động, thương hiệu, tổ chức sản xuất “hậu tái cấu trúc”, nhưng lúc này trên thị trường viễn thông đã có 2 thương vụ M&A hoàn tất và không phải đều có kết cục ngọt ngào.
Trở lại với thương vụ M&A của Viettel và EVN Telecom diễn ra vào cuối 2011. Viettel lúc đó với “thế đã rồi”, tiếp nhận EVN Telecom và món nợ 30.000 tỷ đồng, phải đảm bảo việc làm cho 2.000 nhân viên.
Cùng với việc phải tháo bỏ mạng CDMA, Viettel đã tháo bỏ hầu hết các cơ sở hạ tầng được EVN Telecom đầu tư trước đây. Vì vậy, Viettel chỉ thu được một dải tần số của EVN Telecom, quyền sử dụng cột điện treo cáp miễn phí trong thời hạn 30 năm (giá trị khoảng 300 tỷ đồng/năm).
Sau gần 1,5 năm hợp nhất, EVN Telecom như một cục đá rơi tõm vào đại dương mênh mông. Điều để người ta nhớ về thương vụ này chỉ là việc, hơn 50% cán bộ EVN Telecom nghỉ việc sau 2 tháng bàn giao và sự lùm xùm chuyện chuyển đổi đầu mạng. Trên thực tế, vụ M&A này, Viettel là đơn vị được “ủy thác trách nhiệm” để xử lý hậu quả thua lỗ trong hoạt động của Tập đoàn EVN.
Thương vụ thứ hai là việc Gtel Mobile mua lại toàn bộ cổ phần của Beeline vào năm 2011, Gtel chỉ phải bỏ ra 45 triệu USD để mua lại toàn bộ cổ phần của VimpelCom trị giá gần 500 triệu USD. Gtel Mobile đã thừa hưởng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khá hiện đại của đối tác để lại.
Những tưởng doanh nghiệp này sẽ nhanh chóng cất cánh sau thương vụ trên, nhưng đến tận bây giờ, Gtel vẫn đang loay hoay với bài toán kinh doanh. Điều mà Gmobil, thương hiệu mới hậu M&A của Gtel làm được trong thời gian vừa qua chỉ là tung ra gói cước tỷ phú 3, roaming với VNPT và gần đây nhất, vào đầu tháng 4/2013 là khai trương các cửa hàng cung cấp dịch vụ sản phẩm. Từ khi hoàn thành thương vụ đến nay, Gmobil không tăng nổi 3,2 triệu thuê bao lên 5 triệu thuê bao như kỳ vọng.
Kết cục nào cho MobiFone và Vinaphone?
Tất nhiên, 2 thương vụ M&A trong ngành viễn thông đều có đặc thù, nhưng ít nhất cũng sẽ mang lại cho Tập đoàn VNPT những gợi mở cần thiết.
MobiFone và Vinaphone tuy đều là con của Tập đoàn VNPT, nhưng những đặc trưng và sự phát triển của chúng lại đi theo hai con đường khác nhau. Trong khi MobiFone mang “gen Tây” khi hợp tác với đối tác Comvik (Thụy Điển) và hoạt động theo chiến lược tinh giản, thuê ngoài, nhiều năm liên tục có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng rất tốt, thì Vinaphone vẫn tăng trưởng chậm hơn MobiFone và chỉ yếu dựa vào mảng 3G. Năm 2012, MobiFone đạt doanh thu hơn 40.800 tỷ đồng, trong khi Vinaphone chỉ đạt doanh thu hơn 25.500 tỷ đồng.
Cả MobiFone và Vinaphone đang bị Viettel vượt mặt. Nếu không tái cấu trúc lại cả hai nhà mạng sẽ thụt lùi, không đủ sức cạnh tranh với Viettel
Rõ ràng, tìm kiếm một mô hình đñeå tieán haønh M&A cho MobiFone, Vinaphone ñang laøm ñau ñaàu ñôn vị chủ quản. Thị trường đang chờ đợi sự lột xác của MobiFone, Vinaphone sau cuộc tái cấu trúc tại VNPT, để hai thương hiệu này thực sự mạnh mẽ tạo lập được “thế chân vạc” cạnh tranh sòng phẳng với Viettel trong tương lai gần.
Hữu Tuấn
-
Rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam -
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường -
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số -
Đề xuất hình sự hóa tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp -
Coteccons được vinh danh Top 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM -
Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu -
Bài toán tự chủ nguyên phụ liệu của ngành dệt may
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép