
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan
-
GRDP tỉnh Hậu Giang tiếp tục dẫn đầu vùng ĐBSCL và xếp thứ 2 cả nước
-
GRDP Quảng Ninh tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng
-
Biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc: Các hộ tiêu thụ dưới 710 kWh sẽ trả phí ít hơn
-
Năm tới, 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt -
Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế
Nhận xét về báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của Uỷ ban Tài chính Ngân sách về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận xét, các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố; nguyên nhân và giải pháp.
"Tình trạng dự án chuẩn bị sơ xài, phê duyệt hình thức để được bố trí vốn dẫn đến phải bổ sung khá nhiều lần, bố trí vốn dàn trải kéo dài thời gian thi công dẫn tới giảm hiệu quả, thất thoát, lãng phí. Buông lỏng quản lý, chấp hành không nghiêm các quy định, quy chế trong đầu tư công. Phải chỉ ra được trên thực tế có bao nhiêu dự án hoạt động không hiệu quả, bao nhiêu dự án sử dụng vốn Nhà nước bị thua lỗ, bao nhiêu dự án gây thất thoát, lãng phí, bao nhiêu dự án cần đề nghị điều tra, truy tố. Có như thế mới xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay", ông Phương nhấn mạnh.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: "Báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên" chứ không truy được trách nhiệm". |
Ông Phương nêu dẫn chứng 5 dự án "khủng" như Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy Đạm Ninh Bình, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất..., đã làm "tiêu tan" trên 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư.
“Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên", nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí”, ông Phương nhận xét.
Vị đại biểu này đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân vì sao nợ công tăng cao và cho biết phương án khắc phục, làm an lòng đại biểu và nhân dân. Bởi theo ông Phương, tâm lý của người dân vẫn luôn canh cánh nỗi lo nợ công trong bối cảnh chỉ tiêu này càng ngày càng gia tăng mạnh. "Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi", ông Phương nói.
Đại biểu cũng cho rằng, với những địa phương có số thu lớn, thường xuyên vượt thu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cần chung sức cùng Chính phủ để giải quyết khó khăn với những địa phương khác trong cả nước. Điển hình như Quảng Bình, với tình hình lũ lụt, thiên tai thường xuyên, đời sống sản xuất kinh doanh ngập chìm khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương thì sẽ "phá sản".

-
Năm tới, 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt -
Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế -
Lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội để từng cán bộ tự soi lại mình -
TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt 7,5 - 8% -
Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều" -
TP.HCM dự kiến trả 100 triệu đồng/tháng cho người có tài năng đặc biệt -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam và Belarus
-
1 Thay đổi lớn trong phương án đầu tư Sân bay Phan Thiết
-
2 Dự án hạ tầng giao thông TP.HCM: Kỳ vọng vào nhà đầu tư nước ngoài
-
3 Bất động sản vẫn trầm lắng, TP.HCM muốn giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất
-
4 Điệp khúc đội vốn tại nhiều dự án giao thông trọng điểm
-
5 Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét
-
Cùng Samtec Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng
-
Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi
-
Abera Vietnam chinh phục Amazon - Khi tinh thần cầu thị là cốt lõi của sự thành công
-
Herbalife hỗ trợ nâng cao sức mạnh của thể thao Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024
-
Đèn Led cao cấp KingLux mang đến cái nhìn mới về đèn và sử dụng ánh sáng