
-
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
-
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX
-
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi
-
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025 -
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
![]() |
52,4% vốn tại CTCP Du lịch Kim Liên sắp được bán với giá khởi điểm 110,16 tỷ đồng |
CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase) vừa xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn và đăng ký giao dịch trên UPCoM. Theo đó, Công ty sẽ phát hành thêm 900.000 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 21 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. Giá phát hành là 10.000 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:0,42. Mục đích là bổ sung vốn lưu động, góp vốn với CTCP Đầu tư phát triển An Việt thực hiện Dự án nâng công suất Nhà máy nước Từ Sơn (Bắc Ninh), sửa chữa văn phòng, mua sắm trang thiết bị…
Viwase có hoạt động chính là tư vấn, khảo sát, thiết kế, quản lý các dự án, công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Vốn điều lệ không lớn, nhưng Công ty có lợi thế về đất đai. Đó là khu đất có diện tích 650 m2 mặt tiền phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và nhiều khu đất khác nằm tại vị trí đắc địa ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh…
Khi cổ phần hóa năm 2006, theo quy định cũ, Viwase không phải tính giá trị lợi thế đất vào giá trị doanh nghiệp nên vốn điều lệ của Công ty chỉ có 21 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước chiếm 51%.
Là doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, chắc chắn cổ đông Nhà nước sẽ không thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm tại Viwase. Như vậy, đợt phát hành thêm này là cơ hội cho những nhà đầu tư có ý định nhắm tới các khu đất nói trên. Chính vì vậy, điều các cổ đông của Viwase quan tâm là ai, nhóm cổ đông nào có được quyền mua của cổ đông nhà nước?
Phương án tăng vốn mà Viwase trình ĐHCĐ có đề cập đến việc xử lý quyền mua của cổ đông nhà nước: nếu cổ đông nhà nước không thực hiện quyền mua, Viwase xin phép được mua lại để phân phối cho người người lao động theo giá thực tế. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị một số cổ đông phản đối bởi theo quy định, nếu cổ đông nhà nước không thực hiện quyền mua thì phải tiến hành định giá và bán đấu giá công khai.
Đáng chú ý, phương án xử lý quyền mua của cổ đông nhà nước nêu trên khiến cổ đông không khỏi nghi vấn về chiêu thức lách luật để giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước ở Viwase, phục vụ cho mưu đồ thâu tóm Công ty, nhất là khi Viwase cấm cổ đông không được ghi âm và cung cấp tài liệu, thông tin về Đại hội cho người ngoài.
Cuối cùng, Viwase đã phải rút lại phương án phân phối quyền mua trái luật.
Viwase không phải công ty đầu tiên “nhập nhằng” trong việc phân phối quyền mua của cổ đông nhà nước. Từng có doanh nghiệp sau cổ phần hóa có vài nghìn m2 đất tại nội đô Hà Nội, nhưng vốn điều lệ chỉ hơn 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đã đưa ra phương án phát hành thêm và quyền mua của cổ đông nhà nước được đề nghị phân phối cho Ban lãnh đạo để họ thêm gắn bó với công ty. Đề nghị này đã dẫn đến tranh cãi gay gắt giữa Ban lãnh đạo công ty và cổ đông.
Ở một số doanh nghiệp, việc thoái vốn của cổ đông nhà nước là cơ hội để nhà đầu tư nắm giữ cổ phần chi phối đối với các công ty có “đất vàng”.
Chẳng hạn, trường hợp CTCP Tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng THIKECO, một nhà đầu tư đã trúng đấu giá trọn lô 611.000 cổ phần với mức giá 131.000 đồng/CP, gấp 8,9 lần giá khởi điểm. Nhà nước đã thu về hơn 80 tỷ đồng sau vụ thoái vốn tại THIKECO.
Mức giá 131.000 đồng/CP tuy cao, nhưng giới đầu tư cho rằng, cơ hội từ vụ đầu tư này rất lớn, bởi giá trị doanh nghiệp THIKECO chưa được phản ánh đầy đủ khi cổ phần hóa.
Công ty hiện đang quản lý, khai thác 2 mảnh “đất vàng” nội đô Hà Nội tại 411 phố Kim Mã (quận Ba Đình) và tại đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân). Hai mảnh đất (trong đó mảnh đất tại Lương Thế Vinh có diện tích 7.000 m2) là đất thuê, trả tiền hàng năm.
Tới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn theo lô đối với 3,6 triệu cổ phần tại CTCP Du lịch Kim Liên. Số cổ phần này tương đương với 52,4% vốn điều lệ của Công ty. Giá khởi điểm là 30.600 đồng/CP. Tổng giá trị của đợt thoái vốn này tính theo giá khởi điểm là hơn 110 tỷ đồng.
Công ty Du lịch Kim Liên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Năm 2014, doanh thu của Công ty đạt 127 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 13,5 tỷ đồng.
Hiện Công ty đang quản lý trực tiếp Khách sạn Kim Liên. Đây là khách sạn có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, toạ lạc trên khu đất 3,5 héc-ta ở phố Đào Duy Anh (quận Đống Đa). Vụ thoái vốn này của SCIC sẽ là cơ hội tiếp theo cho các nhà đầu tư đang săn “đất vàng”.

-
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
-
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX
-
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi
-
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận
-
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025 -
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt -
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng -
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025 -
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài