-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
Đây là kết quả Khảo sát nhanh do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (LEFASO) và nhóm Hợp tác công tư (PPP) thực hiện.
Khảo sát này được thực hiện theo 2 đợt. Đợt 1 là khảo sát online với 256 doanh nghiệp dệt may, giày dép từ ngày 4 đến ngày 10/9 cùng phỏng vấn sâu 3 nhãn hàng.
Đợt 2 gồm khảo sát, phỏng vấn qua điện thoại với 300 công nhân dệt may, giày dép từ ngày 15/9 đến ngày 3/10.
Tại chương trình đối thoại “Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may – da giày Việt Nam” do VITAS và LEFASO đồng tổ chức chiều 8/10, Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho biết, kết quả khảo sát nêu trên đạt độ tin cậy 90%, sai số 5%.
Theo Khảo sát, có sự chênh lệch lớn về khả năng duy trì hoạt động các các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong số các doanh nghiệp tại khu vực thực hiện Chỉ thị 16, hơn 65% doanh nghiệp Việt đã ngừng hoạt động trong tháng 9/2021 và gần 63% doanh nghiệp FDI vẫn duy trì hoạt động.
Tỷ lệ doanh nghiệp ngành dệt may, da giày thực hiện 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường 2 địa điểm) và ngừng hoạt động tại các tỉnh, thành thực hiện Chỉ thị 16. |
Về chi phí, với mỗi người lao động thực hiện 3 tại chỗ, doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày phải chi thêm trung bình 2,2 triệu đồng/tuần cho 3 khoản phí là phụ cấp, ăn ở và xét nghiệm.
Như vậy, nếu duy trì 3 tại chỗ cho 1.000 lao động, doanh nghiệp cần chi thêm 2,2 tỷ đồng/tuần để sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ áp lực từ gánh nặng chi phí gia tăng, hơn 48% các doanh nghiệp dệt may, da giày tham gia Khảo sát nhanh nêu trên đã bị chậm giao hàng, khoảng 68% bị đối tác phạt vì giao hàng trễ dự tính ban đầu.
Trong mối quan hệ với đối tác, doanh nghiệp thường phải đối mặt với vấn đề khách hàng huỷ giữa chừng và rút đơn hàng đang sản xuất chuyển sang các quốc gia khác.
Khi nhãn hàng đồng ý giãn thời gian giao thì doanh nghiệp sản xuất phải trả chi phí xuất hàng bằng đường hàng không. Còn nếu doanh nghiệp dệt may, da giày xin lùi ngày xuất khẩu thì đối tác đề nghị giảm giá 15%.
Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày trong nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh. |
Mùa bán hàng sôi động nhất năm với doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng như da giày đang đến gần.
Thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm dệt may, da giày như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ và bước vào mùa mua sắm cuối năm.
Chia sẻ với phía thực hiện Khảo sát nhanh, một nhãn hàng có 100 nhà cung ứng ở Việt Nam cho biết, để kịp mùa Giáng sinh, chắc chắn phải dùng hình thức vận chuyển bằng đường hàng không với chi phí rất cao.
Theo CNBC, chi tiêu cho quần áo trong mùa Giáng sinh ở Mỹ dự kiến tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 6,7% tại EU (theo Mckinsey).
Nhưng các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động cũng như sự khủng hoảng trong vận tải đường biển (thiếu nhân công, tắc nghẽn vận chuyển) khi thời gian vận chuyển tăng gấp đôi (từ 40 ngày lên 80 ngày với hành trình từ châu Á đến Mỹ).
VITAS dự tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm nay chỉ đạt từ 30-33 tỷ USD và thấp hơn kế hoạch được đề ra từ đầu năm 6-9 tỷ USD.
-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
-
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up