Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Gần 90% người lao động dệt may, da giày muốn trở lại làm việc tại nhà máy cũ
Hồng Phúc - 08/10/2021 16:40
 
89% người lao động di cư trong ngành may mặc và da giày kỳ vọng có thể quay trở lại công việc cũ cũng như nhà máy mà họ đã đầu quân trước đây.

Đây là kết quả khảo sát nhanh do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (LEFASO) và nhóm Hợp tác công tư (PPP) thực hiện. 

Khảo sát này được thực hiện theo 2 đợt.

Đợt 1 là khảo sát online với 256 doanh nghiệp dệt may, giày dép từ ngày 4 đến ngày 10/9. Thêm vào đó là phỏng vấn sâu 3 nhãn hàng. 

Đợt 2 là khảo sát cùng phỏng vấn qua điện thoại với 300 công nhân dệt may, giày dép từ ngày 15/9 đến ngày 3/10. Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động cho biết, cả 2 khảo sát đạt độ tin cậy 90%, sai số 5%. 

Gần 67% khảo sát về người lao động sinh sống tại khu vực phía Nam, 60% làm việc tại doanh nghiệp FDI, 56,2% làm tại doanh nghiệp trên 1.000 lao động.

Và trong 300 người lao động được khảo sát, có 42% người địa phương và 54% người di cư thuê trọ. 

.
Tình hình về người lao động ngừng việc trong ngành dệt may và da giày tham gia Khảo sát nhanh.

Bà Chi cho biết, gần 60% người lao động bị giảm thu nhập do bị giãn ca, làm việc không liên tục. 62% người lao động ngừng việc không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào. 

Trong khi đó, nhóm người lao động tham gia 3 tại chỗ có thu nhập tăng 10-30% vì làm trên 60 giờ/tuần, làm cả chủ nhật không tính tăng ca). 

Sự biến động trong quá trình làm việc đã tác động đến chi tiêu của người lao động. Họ cắt giảm chi tiêu trong nhóm thực phẩm và để ứng phó với sự thiếu thốn, người lao động phải sử dụng tiền tiết kiệm, vay nợ, thoả thuận giảm giá nhà trọ.

Về sức khoẻ tinh thần, 77% (cả người lao động đang làm việc và cả người đã ngưng việc) bị tác động tiêu cực đến tinh thần. Đặc biệt, các trường hợp công nhân bị F0 tại Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM có biểu hiện tâm lý nặng. 

.
Nguồn hỗ trợ lớn nhất cho người lao động trong ngành dệt may và da giày tham gia Khảo sát nhanh đến từ chính các doanh nghiệp mà họ đã và đang làm việc.

Trên 60% người lao động di cư tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn về quê hoặc đã về quê, chủ yếu trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khoẻ và cuộc sống cho bản thân, con cái. Bởi họ đã kiệt quệ về tâm lý, sức khoẻ và kinh tế trong thời gian giãn cách. 

89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn quay lại công việc và công ty cũ.

Nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực từ doanh nghiệp cũng như các địa phương, sẽ phát mất từ 3-5 tháng để người lao động di cư trở lại nhà máy. Có khoảng 9,3% người lao động di cư dự tính sẽ tìm việc ở quê và không quay lại.

Trong tháng 9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 3 tỷ USD, giảm hơn 8% so với tháng liền kề trước đó và giảm gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam trong tháng 9 ước đạt 920 triệu USD, giảm 8% so với tháng 8/2021 và giảm hơn 35% so với tháng 9/2020.

Cũng theo Khảo sát nhanh nêu trên, 68% doanh nghiệp dệt may và da giày tham gia khảo sát bị đối tác phạt vì giao hàng chậm với chi phí liên quan lớn nhất là vận chuyển bằng đường hàng không, thậm chí lên đến hàng trăm tỷ đồng.

3 kịch bản "về đích" của dệt may trong năm 2021
Trong cả 3 kịch bản, việc về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi hoạt động sản xuất đang từng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư